Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ai là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ?

1. Ai là người sang tạo ra chữ Quốc ngữ Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng chữ Hán, chữ Nôm [1]. Chữ Hán là chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt, khác hẳn giọng của những người Tàu mặc dù nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ. Vì truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét. Chữ Quốc Ngữ [2] mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La Tinh ghép thành. Trong tất cả những nước Á Châu, chỉ có Việt Nam và Phi Luật Tân là hai nước dùng mẫu tự La Tinh trong chữ viết. Đây là có phải là một điều hay, một niềm hãnh diện hay không? Chúng ta hãy thử bàn xem. Bàn về lợi chúng ta không phủ nhận được sự ích lợi và tiện nghi của chữ Quốc Ngữ so với chữ Hán và Nôm. Tiện nghi thứ nhất là dễ học, chỉ cần vài tháng là mọi người có thể đọc và viết được chữ Quốc Ngữ. Trong khi đó học chữ Hán cần một thời gian dài và phải nhớ từng chữ một vì chữ Hán là một loại chữ tượng hình. Học chữ Nôm còn khó hơn vì chữ Nôm là những kết hợp của chữ Hán và có rất nhiều nét. Mặt khác, trong việc in, phát hành sách báo, chữ Quốc Ngữ chỉ cần vài chục mẫu tự để ghép lại; trong khi đó chữ Nôm và chữ Hán có hằng hà sa số "mẫu tự" khác nhau. Bàn về hại thì không nhiều lắm. Với chữ Quốc Ngữ, chúng ta không phân biệt được một số chữ đọc giống nhau, viết giống nhau, nhưng lại có nghĩa khác nhau. Nếu viết theo chữ Hán thì chúng ta có thể phân biệt được (thí dụ như chữ Minh có nghĩa là sáng như Minh Mẫn, chữ Minh có nghĩa là mờ mờ như chữ U Minh). Về phương diện nghiên cứu, vì chữ Hán là loại chữ tượng hình, cho nên ta có thể phân tích những chữ viết mà giải thích lối suy nghĩ của người xưa qua phương pháp chiết tự. Bàn về có hay không hãnh diện về dùng chữ Quốc Ngữ so với chữ Nôm và chữ Hán là một vấn đề quan trọng. Nhiều người mặc cảm cho rằng chữ Quốc Ngữ là loại chữ "mượn" những mẫu tự La Tinh và do người ngoại quốc sáng chế vì vậy không có gì là hãnh diện khi dùng chữ Quốc Ngữ. Chúng tôi không đồng ý. Thứ nhất là chữ Hán là chữ của người Tàu mà chúng ta đã bị ép buộc phải dùng trong vài ngàn năm, vì sự ép buộc này nên cha ông ta đã "đẻ" chữ Nôm, loại chữ dùng chữ Hán để viết và đọc theo giọng Việt. Chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc Ngữ đều là chữ mượn. Thứ hai là chữ Nôm do người "mình" chế ra còn chữ Quốc Ngữ là do người Âu Châu. Chúng tôi cũng không đồng ý về điểm này vì đây không thể là công việc một vài người có thể làm được. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. Tóm lại chúng ta không có gì là tự ti mặc cảm khi dùng chữ viết mượn của nước khác vì đó giống như là một qui luật từ Đông sang Tây. Nước ta mượn chữ Hán để hoàn thành chữ Nôm, chữ Pháp, Bồ Đào Nha, Ý để hoàn thành chữ Quốc Ngữ. Còn Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, v.v. mượn chữ Latin để hoàn thành chữ của họ; người Pháp hãnh diện về chữ viết của họ, Nga thì do anh em Kirille dịch quyển thánh kinh để truyền đạo và đẻ ra chữ Slaves. Người Nga trọng anh em Kirille, chúng ta trọng A. de Rhodes, Barbosa thì đâu có gì lạ. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc Ngữ có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, gian đoạn cải tiến và giai đoạn trưởng thành.

I. Giai Đoạn Phôi Thai: Thế Kỷ 16-17

A. Nguyên Nhân

Bắt đầu từ thế kỷ 16, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Âu Châu. Các công ty thương mãi mọc lên như nấm. Người Âu Châu đua nhanh vượt đại dương tìm đất mới. Những nước như Bồ Đào Nha (Portugal), Ý Đại Lợi (Italy), Hòa Lan (Holland), Anh (England), Pháp tranh nhau giành căn cứ, thị trường và thuộc địa. Các nhà thương mãi đi đến đâu là các nhà truyền giáo đi đến đó. Họ đến Việt Nam vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia ra Đàng Ngoài và Đàng Trong. Muốn giảng đạo, các nhà truyền giáo phải học tiếng bản xứ, vì vậy họ đã dùng chữ La Tinh để ghi lại những cách phát âm của tiếng Việt và giảng nghĩa những chữ đó bằng tiếng của họ. Lâu ngày tích tụ lại thành một quyển tự điển. Đó là nguyên nhân của sự ra đời của chữ Quốc Ngữ ngày nay, mục đích chính là các nhà truyền giáo học tiếng Việt để truyền đạo.

B. Ai Là Người Chế Ra Chữ Quốc Ngữ?

Cho đến nay có nhiều người nghĩ rằng Alexandre de Rhodes (còn được gọi là Đắc Lộ, xin chớ lầm lẫn với Bá Đa Lộc - P. De Béhaine) là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Theo sự nghiên cứu của giáo sư Thanh Lãng thì "de Rhodes không phải là ông tổ duy nhất của chữ Quốc Ngữ và cũng không phải là một trong những ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Sự phiên âm đã có trước khi de Rhodes chưa đến Việt Nam ... Ba lần De Rhodes xác nhận là có nhiều sách vở đã viết theo lối phiên âm mà ông cho là không hợp lý lắm. Tuy nhận là không hợp lý mà ông vẫn phải tuân theo, chứng tỏ những sách kia đã phải được phổ biến lắm, nếu không de Rhodes đã đề nghị một lối khác. Tiếc rằng những sách mà de Rhodes nói đến ấy, cho đến ngày nay chúng ta chưa tìm ra một vết tích gì" [3]. Nói như vậy không phải là chúng ta phủ nhận những công trình của de Rhodes đối với chữ quốc ngữ, quyển tự điển do chính ông soạn là quyển từ điển Quốc Ngữ lâu đời nhất (1651) mà chúng ta còn giữ lại được. Trở lại vấn đề, ai là người chế ra chữ Quốc Ngữ? Không có một cá nhân nào hết. Trước de Rhodes đã có những giáo sĩ người Bồ Đào Nha như Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa đã làm những quyển tự điển đầu tiên. Nhưng ngay cả hai giáo sĩ này cũng không phải là những người chế ra chữ Quốc Ngữ, vì trước đó đã có nhiều giáo sĩ giỏi tiếng Việt như J. Roiz, G. Luis, C. Borri, v.v. còn để lại nhiều tại liệu viết từ năm 1621 (de Rhodes 1626). Vậy, chữ Quốc Ngữ được sáng chế ra bởi cả một số đông giáo sĩ trong quá trình ghi chép, phiên âm và sử dụng hàng chục năm, không xác định được là năm nào, là cá nhân nào. II. Giai Đoạn Cải Tiến: Thế Kỷ 17-18 A. Tình Trạng Chữ Quốc Ngữ Trước Từ Năm 1651 Trở Về Trước Trong giai đoạn đầu chữ Quốc Ngữ còn nhiều khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là: chưa có các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), viết dính nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm. Chẳng hạn như: Quanmguya = Quảng Ngãi Onsaij = ông sải Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết Mocaij = một cái Hồi này chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau: d = đ (đói = doij) sc = x, (xin = scin) b = v, (vào = bau) Lại thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên: gn = nh cia = ch Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi: Thien chu = thiên chũ (thiên chúa) ngaọc huan = ngọc hoàng Đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo. Một vài chữ từ tài liệu của Amaral: Đàng tlaõ = đàng trong, Đàng ngoày = đàng ngoài, Đđàng tlên = đàng trên Nhà thương đây = nhà thượng đài Đến đây ta đã thấy chữ Quốc Ngữ đã tiếng một bước dài. Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, v.v.), các âm kép (au, ưa, âĩ, v.v.), và những phụ âm kép (nh, ch, ng, v.v.). Nhưng chữ Quốc Ngữ chưa thật sự trưởng thành cho đến năm 1651 khi quyển tự điển Việt-Bồ-La (Việt Nam - Portugese - Latin) và quyển Giáo Lý của de Rhodes ra đời. Sự ra đời của quyển Từ Điển này là một cái mốc quan trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ. Đây là quyển từ điển đầu tiên, nó tiêu chuẩn hóa một hệ thống chữ Quốc Ngữ. Quyển từ điển này gồm có ba phần: Phần thứ nhất viết bằng tiếng La Tinh, nói về ngữ pháp của tiếng Việt, nói về chữ, dấu, động từ, danh từ và cú pháp tiếng Việt. Đây có lẽ là cuốn ngữ pháp đầu tiên của Việt Nam. Phần thứ hai là phần chính, đó là tự điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh. Phần thứ ba là tự điển La Tinh - Việt Nam. Phần có thể coi là quyển tự điển La-Việt đầu tiên. Quyển Giáo Lý (Cathechismus) là quyển sách song ngữ, được viết bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt. Sách này chia ra làm tám phần, mỗi phần là một ngày học.

B. Lần Chỉnh Đốn Thứ Nhất: Từ Điển Béhaine (1772)

Sau de Rhodes là P. De Béhaine (thường được gọi là Bá Đa Lộc), với sự cộng tác của Hồ Văn Nghi và một số người Việt khác đã hoàn thành quyển từ điển Annam - Latin. Bộ từ điển này gồm hai phần, phần tra chữ Nôm theo 214 bộ chữ Hán và phần từ điển Nôm - Quốc Ngữ - Latin. Phần tra chữ Nôm dạy về cách đọc chữ Nôm theo bộ và số nét. Phần thứ hai là tự điển tiếng Việt ghi theo lối viết Nôm và Quốc Ngữ, sắp theo mẫu tự abc. Số lượng từ trong phần này là 4843 từ đơn và mấy chục ngàn từ kép. Tất cả đề được ghi và giải nghĩa bằng chữ Latin. Những cải tiến trong quyển từ điển này là: thống nhất các phụ âm đầu, loại bỏ các phụ âm: bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối. Ngoài ra vì được sự cộng tác của nhiều người Việt cho nên trong quyển từ điển này có cả trăm câu ca dao, tục ngữ rất có giá trị như: Sá bao cá chậu chim lồng, Hễ người quân tử có cùng mới nên Duỗi theo ống thẳng lận theo bầu tròn Bụng làm dạ chịu Cháu đẻ ra ông Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy Cầm gươm chém khó, khó theo sau. Những câu này đã được ghi bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và chữ Latin. Thật là một tài liệu giá trị.

C. Lần Chỉnh Đốn Thứ Nhì: Từ Điển Taberd (1832)

Với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam khác, Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển tự điển của Béhaine để hoàn tất hai quyển tự điển: Annam-Latin và Latin-Annam. Tự điển này có nhiều từ hơn quyển những quyển tự điển đã làm trước đó. Tự điển Annam-Latin của de Rhodes (1651) có 3772 từ, De Béhaine (1772) có 4843 từ, Taberd (1838) có 4959 từ. Nên biết rằng trong việc biên soạn quyển từ điển này, Taberd chỉ chủ trương và phối hợp. Còn công việc biên soạn phần Nôm, phần Quốc Ngữ và thích nghĩa là công việc của một số người Việt Nam.

III. Giai Đoạn Phát Triển: Từ Năm 1862 Trở Về Sau

Cho đến năm 1862, chữ Quốc Ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ Quốc Ngữ đã trở nên phổ thông. Cần sử dụng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ Quốc Ngữ và vì chữ Quốc Ngữ rất là dễ học so với chữ Nôm hoặc chữ Hán, chữ Quốc Ngữ trở nên thông dụng. Trong giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ được ấn hành như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Gia Huấn Ca, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, v.v. Đặc biệt là quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), quyển tự điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa mà ngày nay không còn được sử dụng nữa. Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quí giá. Song song với những tác phẩm trên, nhiều tờ báo đã được lưu hành như Gia Định Báo (1865), Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Nam Kỳ Địa Phận (1883), Nông Cổ Mím Đàm (1901), v.v. Đánh dấu sự tiến triển vượt bực của chữ Quốc Ngữ.

IV. Chữ Quốc Ngữ Ngày Nay

Chữ Quốc Ngữ đã góp phần to lớn trong công việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà. Vì dễ học, cho nên đại đa số quần chúng có thể thưởng thức những tác phẩm Hán và Nôm đã được Quốc Ngữ hóa. Nhiều tác phẩm mới đã được phát hành rộng rãi vì phương tiện ấn loát dễ dàng và ít tốn kém, đặc biệt là từ khi chữ Quốc Ngữ được điện toán hóa. Chữ Quốc Ngữ đã tạo điều kiện cho nền Văn Học Việt Nam phát triển toàn diện. Một số thầy trường Văn Lang tóm lược. (Tài liệu: Chữ Quốc Ngữ Trên Đất Sài Gòn - Gia Định Những Thế Kỷ XVII-XVII-XIX của Trần Văn Giàu, Thanh Lãng và Hoàng Xuân Việt) _________________________________

Chú thích:

(1) "Quốc ngữ" có nghĩa là ngôn ngữ của một quốc gia, nhưng vì lúc mới hình thành loại chữ viết này được gọi là chữ quốc ngữ, dùng riết rồi quen cho nên chúng tôi xin viết hoa như tên của một loại chữ viết. (2) Có vài học giả cho rằng trước khi dùng chữ Hán, nước ta đã có một loại chữ "quốc ngữ" mà sau này bị chữ Hán bức tử. Giả thuyết này cho rằng những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ là chữ của nước ta vào thời Âu Lạc, Hùng Vương. (3) Thanh Lãng, "Những chặng đường của chữ Việt quốc ngữ", Tạp Chí Đại Học số, tháng 2/1961 - Kỷ niệm giáo sĩ Đắc Lộ. 2. Một số nét tìm dược về chữ quốc ngữ ở trang khác a. tài lieu 1. Trương Vĩnh Kí là chỉ bút Gia Định báo (1865–1897) – tờ báo dùng chữ quốc ngữ sớm nhất ở Việt Nam. Ông cũng mở trường dạy chữ quốc ngữ. Các ông Trương Vĩnh Kí, Huình Tịnh Paulus Của là những người đầu tiên dùng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật và tư tưởng Âu-Tây, soạn Từ điển Việt–Pháp và Từ điển Pháp–Việt để người Việt học tiếp Pháp và người Pháp học tiếng Việt. b. Tài liệu 2 Chữ Quốc ngữ, dùng mẫu tự La Tinh ghi âm tiếng Việt Nam, do các giáo sĩ Tây Phương và những người Việt hợp tác sáng chế ra từ đầu thế kỷ XVII, nhưng suốt một thời gian dài gần ba trăm năm nó chỉ được lưu hành trong phạm vi nhà thờ để truyền giáo, mãi cho đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ mới được phổ biến rộng rãi và được dùng làm văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm. Từ khi ra đời đến nay,chữ Quốc ngữ đã phát triển qua các giai đoạn : 1) Giai đoạn hình thành Khi đặt chân lên đất nước ta, trước tiên các giáo sĩ phải học tiếng nói để giao tiếp với người bản xứ. Họ phải hiểu người Việt và làm sao nói được tiếng Việt thì mới có thể thuyết phục những lương dân theo đạo Ki tô. Do đó, trong quá trình tìm tòi, học hỏi, các giáo sĩ đã tìm ra cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh để giúp cho những giáo sĩ người Âu mới đến xứ Nam học tiếng Việt một cách dễ dàng, nhanh chóng. Khi truyền đạo các giáo sĩ không chỉ giảng bằng lời nói còn phải dùng kinh sách nên họ sử dụng thứ chữ mới này để viết giáo lý bằng tiếng Việt. Vậy là vì mục đích truyền giáo, chữ Quốc ngữ được các giáo sĩ Tây phương sáng chế ra để làm phương tiện phổ biến rộng rãi đạo Ki tô. Người tiên phong trong công cuộc khai sinh chữ Quốc ngữ là linh mục Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha. Theo các tài liệu còn lưu lại thì từ cuối thế kỷ XVI đã có các đoàn truyền giáo của Tây phương đến Đàng Trong nhưng hoạt động của họ không đạt kết quả mong muốn. Mục tiêu chính của họ lúc bấy giờ là nhắm vào Trung Hoa và Nhật Bản, họ nỗ lực chinh phục hoàng đế Trung Hoa trở lại đạo với niềm tin rằng nếu việc làm này thành công thì các quốc gia lệ thuộc từ Đàng Ngoài, Đàng Trong của Đại Việt đến Xiêm La hẳn phải noi theo. Với chiến lược truyền giáo này, các nước nhỏ không được xem là ưu tiên. Những linh mục được đào tạo ở Học viện Ma Cao là chuẩn bị để đưa vào Nhật Bản truyền giáo chứ không phải để đưa sang Đàng Trong. Nhưng từ năm 1614, hoàng đế Nhật Daifusama ra lệnh trục xuất các thừa sai ngoại quốc, mở đầu cuộc bách hại đẫm máu kéo dài gần nửa thế kỷ. Nguyên nhân là vì các lái buôn Hòa Lan theo Thệ phản giáo muốn tranh thương với người Bồ và làm cản trở hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo, đã tìm cách xúi giục Nhật hoàng cấm đạo. Những giáo dân Nhật muốn giữ đức tin đã vịn cớ buôn bán để xin ra nước ngoài, họ đến trú ngụ ở các khu cảng vùng Đông Nam Á lập thành các họ đạo nhỏ, những thừa sai bị trục xuất cũng đi theo. Một số giáo dân Nhật đến thương cảng Hội An sinh sống, họ mong chờ một thừa sai đến với họ, vì thế mà Giáo đoàn Buzomi thay vì đi Nhật lại sang truyền giáo ở Đàng Trong. Người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi hãy đến xứ Nam truyền giáo của chúa Nguyễn là linh mục Buzomi, người Ý, ông được Alexande de Rhodes mô tả là “một người nóng như lửa, lòng nhiệt thành của ngài nung nấu mọi tâm hồn”. Có thể xem Buzomi là người chính thức đặt nền móng cho công cuộc rao giảng phúc âm ở xứ Đàng Trong. Alexandre de Rhodes đã ghi rõ việc này trong cuốn “Hành trình và truyền giáo”: “Cơ hội tiên khởi để bắt đầu công cuộc truyền giáo này là Ferdinand de Costa đức ông người Bồ, đã về Macao sau khi tới Đàng Trong. Ông tới tìm các cha và kể những sự ông đã thấy cùng nói tới triển vọng tốt đẹp về việc truyền giáo cho đất nước này. Cha Buzomi, sau khi nghe biết, liền đến quỳ dưới chân bề trên, xin cho phép đi tới đất nước mà Chúa kêu gọi ngài. Lời xin liền được chấp nhận. Thế là ngài trẩy đi ngay đầu năm 1615 và tới nơi vào ngày lễ thánh Phêrô lập tòa ở thành Roma 18 tháng giêng. Ngài nghĩ ngay đến việc cất một nhà nguyện ở Hội An nơi tàu đưa ngài đến chính ngày lễ Phục sinh” ( Hành trình và truyền giáo, tr 52) Cha Buzomi được chúa Sãi tiếp đón niềm nở, được chúa ban cho một tờ chiếu đóng dấu đỏ của triều đình cho phép cha được tự do truyền giáo khắp nơi trong xứ Nam. Để tiện cho công cuộc truyền giáo, ban đầu cha Buzomi nhờ giáo dân người Nhật thông ngôn. Người Nhật đến Hội An buôn bán đã lâu, họ đã có cơ ngơi ở đô thị này và cũng có nhiều mối quan hệ với những quan chức ở Thanh Chiêm nên giúp được cho cha Buzomi vượt qua những hạn chế lúc mới bắt tay vào việc. Về sau cha Buzomi tìm được một giáo dân tân tòng có tên thánh là Agostinô, một thanh niên đầy nhiệt tình và quả cảm, giúp việc cho cha. Theo Bartoli, Agostinô là người đầu tiên trong tổ chức các thầy giảng ở xứ Nam và sau này ở xứ Bắc.(Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở việt Nam, tr 60). Người này, theo Francisco de Pina, là người có học văn học và thông hiểu các giáo phái là cánh tay đắc lực cho Buzomi. Agostinô đã dạy tiếng Việt cho Buzomi, nhưng không có cách nào Buzomi thông thạo được tiếng bản xứ và vì vậy luôn luôn phải cần đến thông dịch viên để giảng đạo. Việc đầu tiên của cha Buzomi là “tìm học hỏi phong tục tiếng nói của dân bản xứ, trước khi muốn đem tin lành đến cho họ. Cha có những nhận xét rất đúng về nền văn hóa Việt Nam. Theo cha, Việt Nam là một nước văn minh, có một trình độ văn hóa cao, trọng cổ truyền, trọng “chữ viết và sách chữ”. Về văn tự thì phân ra một đàng là lối nói bình dân, một đàng là lối nói của văn gia…”Họ viết bằng bút lông, và chữ viết đó trong những giấy tờ thường dịch, còn muốn hiểu và đọc được sách chữ, thì phải học một số rất nhiều thứ chữ mà ở đây chúng tôi gọi là chữ Hán, chữ dân chúng thường dùng thì cũng giống thể chữ Hán, nhưng lối đọc lại khác. Còn tiếng nói thì cung giọng êm dịu và giàu hơn tiếng nói của người Trung Hoa, nghe như người ta bình một bài thơ phổ nhạc”.(Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tr 61) Trước khi Buzomi đến, một số giáo sĩ theo tàu buôn đến Hội An đã tranh thủ truyền bá phúc âm cho một số ít người Việt, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên đã gây nhiều ngộ nhận. Christophe Borri kể một chuyện điển hình về việc này: “Một hôm đi dạo trên bãi biển, thấy một bọn hát tuồng rong đang làm trò cho dân chúng xem, đứng lại cha đã được chứng kiến hài kịch sau đây: Một con hát bước ra sân khấu với cái bụng độn rất to, theo sau là một con hát giắt một em nhỏ. Con hát bụng độn hỏi em nhỏ: “Con gnoc muon bau tlom laom Hoa Laom chiam” (Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng). Em nhỏ thưa có. Tức thì con hát đứng bên tìm cách nhét em bé vào trong cái bụng độn giữa tiếng cười thỏa chí của khán giả. Hài kịch diễn lại mấy lần mà người đứng xem vẫn không chán”. Nhờ câu chuyện đó mà cha Buzomi hiểu ra là người thông ngôn đã dịch sai câu mời gọi người tân tòng muốn lĩnh nhận phép rửa. Dân chúng hiểu lầm đem ra chế diễu cho người theo đạo là bỏ quốc gia dân tộc, trở thành người Hòa Lan. (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tr 62) Hòa Lan là đối thủ của Bồ Đào Nha trên biển, trên thương trường và cả về tôn giáo, người Bồ nói người Hòa Lan theo đạo Thệ phản. Người Việt đầu thế kỷ XVII thường gọi lầm đạo Công Giáo là “đạo Hoa Lang”. Cùng đi với Buzomi có linh mục Carvalho, là vị truyền giáo của người Nhật, ông thông thạo tiếng Nhật và phong tục của người Nhật, nên khi đến Hội An giáo đoàn đã được giáo dân Nhật đang lập nghiệp ở đây ủng hộ hết mình. Năm 1616, cha Antonio Fernandez được tăng cường để thay cho cha Carvalho được gọi về Macao để sang Nhật truyền giáo. Năm 1617, linh mục Francisco de Pina được cử đến Đàng Trong. Pina là linh mục trẻ, có quyết tâm học tiếng Việt để tiếp xúc với người bản xứ rao giảng phúc âm khiến cho họ mau trở lại đạo. Đến Đàng Trong Pina đã tự nguyện lao vào học tiếng Việt để phụng sự việc Chúa vì “hiệu quả trình bày các mầu nhiệm bằng ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn. Thông ngôn chỉ nói điều mình dịch chứ không sao nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí.” (Hành trình và truyền giáo, tr 56) Ông phải gấp rút học nói vì một mình ông phải gánh vác mọi việc không có ai đỡ đần như ông đã trình bày trong bức thư gởi cho cha bề trên ở Ma Cao: “Với con trong giáo khu này, con không nhởn nhơ giữa việc học nói và việc giảng đạo. Đơn giản là con không có ai đỡ việc cho chút ít, chính con phải đi giảng đạo, phải ra gặp người đến và người đi, phải đàm thoại chỗ này chỗ nọ, chính con phải thăm giáo dân, người ở gần cũng như người ở xa, biết bệnh tật của họ, biết biến cố may hay rủi của đời họ. ” (Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, tr 46). Ông đã nhanh chóng vượt qua trở ngại của ngôn ngữ, chẳng bao lâu đã nói thông thạo tiếng Việt, tự mình có thể truyền giáo không cần người thông dịch, trong khi những đồng đạo của ông như Buzomi, Fernandez không được cái may mắn đó, họ rất lung túng khi phát âm nên có nhiều chuyện lầm lẫn tức cười khi họ nói tiếng Việt. Năm 1618, Pina cùng với một thanh niên giáo dân người Việt có tên đạo là Phê rô lần đầu tiên dịch sang tiếng Việt kinh Lạy cha và các kinh căn bản khác trong Ky tô giáo, có thể xem là khởi đầu của công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh. Năm 1622, nhờ sự trợ giúp của một số học sinh Việt Nam, Pina đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự La Tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt Nam. Ông đã sưu tập được một tuyển tập các truyện để cung cấp những trích dẫn nhằm củng cố nghĩa của các từ và các qui tắc ngữ pháp và ông bắt đầu viết ngữ pháp. Năm 1624, tại Thanh Chiêm, Francisco de Pina mở trường dạy tiếng Việt đầu tiên cho những người ngoại quốc, trong đó có hai học trò rất cự phách là Antonio de Fontes và Alexandre de Rhodes. Ông còn muốn đào tạo cho những người trẻ này hiểu sâu về ngôn ngữ Việt Nam để có thể cùng ông gánh vác công việc tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa bản xứ. Cuối năm 1625, Pina đột ngột qua đời nhưng nhiệt tâm học tiếng Việt vẫn sôi sục ở những đồng huynh trẻ của ông, nổi bật là Alexandre de Rhodes. Vận dụng những kiến thức tích lũy được từ khi say mê học ngôn ngữ với Pina tại Dinh Chiêm, những năm hoạt động ở Đàng Ngoài, Alexandre de Rhodes đã bắt đầu soạn cuốn sách giáo lý bằng chữ Quốc ngữ đó là Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn(muốn)chịu phép rửa tội mà beào(vào)đạo thánh đức Chúa blời (trời,lời). Khi còn là bản thảo, cuốn sách này đã được dùng vào việc truyền giáo ở Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong, nhất là để huấn luyện các thầy giảng. Ông cũng sử dụng bản thảo cuốn Từ điển Việt-Bồ của Gaspard de Amaral, và cuốn Bồ-Việt của Antonio Barbosa để soạn cuốn Từ điển Việt-Bồ-La. Amaral và Barbosa đều là giáo sĩ Dòng Tên, đã đến giảng đạo một thời gian ở Đàng Ngoài sau A.d.Rhodes và đã từ trần năm 1646-1647. Hai cuốn sách này đều được in tại Tòa Thánh Rôma năm 1651. Đây là cái mốc đánh dấu lần đầu tiên sách Quốc ngữ được ấn hành. Từ đó, chữ Quốc ngữ được sử dụng ngày càng nhiều trong phạm vi nhà thờ để phục vụ cho mục đích truyền giáo. Một số giáo sĩ người Việt dùng chữ Quốc ngữ để viết thư. Sau đó Hồ văn Nghi hợp tác với giám mục Pigneau de Béhaine ( Bá Đa Lộc) biên soạn Từ điển An Nam-La Tinh hoàn thành năm 1772 nhưng chưa được in, Phan văn Minh hợp tác với Giám mục Taberd biên soạn Từ điển An Nam-La Tinh in năm 1838. Trước năm 1859, tại Gia Định, các giáo sĩ Ki Tô đã thành lập trường Collège d'Adran dạy chữ La Tinh, Quốc ngữ và chữ Pháp cho học sinh. 2) Giai đoạn phát triển Cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ bắt đầu được phổ biến rộng rãi và trở thành công cụ phục vụ cho mục đích chính trị. 2.1 Pháp truyền bá chữ Quốc ngữ để làm công cụ cai trị Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định, để đào tạo những người giúp việc trong bộ máy cai trị, phó đô đốc Léonard Charner ra nghị định ngày 21- 9-1861, dùng trường Collège d'Adran thành lập Trường thông ngôn tên là "Collège Annamite-Français de Monseigneur l'Évêque d'Adran" dạy chữ Pháp cho người Việt và dạy chữ Quốc ngữ cho người Pháp. Khi Louis Bonard đến thay Charner ngày 29-11-1961, Bonard cho phát hành báo Le Bulletin Des Communes có phần chữ Nho để phổ biến rộng rãi tin tức cho người Việt và người Hoa ở Gia Định. Ngày 15-4-1865, tờ báo tiếng Việt đầu tiên bằng thứ chữ mới, ghi âm theo mẫu tự La-Tinh là Gia Định Báo ra đời tại Sài Gòn. Trên Gia Định Báo số 4, ngày 15-4-1867, Pétrus Ký (1837-1898) đã viết một bài khuyến khích học chữ Quốc ngữ : "...Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo [văn phạm] dạy tiếng Lang Sa [Pháp], có làm ra chữ quốc ngữ để người ta dễ học. Những người ký lục [thư ký] giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn chữ và viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ [khó dễ] cũng viết đặng, không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây có Phủ Tường [Tôn Thọ Tường] đã học đặng chữ quốc ngữ, viết đặng, đọc đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết..." Ngay sau khi chiếm toàn bộ Nam kỳ (1867 ), Pháp bãi bỏ các kì thi chữ Hán và thay vào đó một nền giáo dục Pháp Việt . Họ đã thấy ngay vai trò lợi hại của chữ Quốc ngữ nên quyết tâm đào tạo những người biết chữ Pháp, chữ Quốc ngữ để làm tay sai cho họ. Nhiều nghị định liên tiếp được ban hành nhằm mục đích phổ biến chữ Quốc ngữ, dùng để thay thế chữ Hán và chữ Nôm : Ngày 14/11/1874 ,Thiếu tướng Hải quân Krantz giữ chức Thống soái Nam kỳ ,đã ký nghị định mở trường trung học Chasse Loup Laubat ở Sài Gòn vừa dạy tiếng Pháp vừa dạy chữ Quốc ngữ cho con em người Pháp đang cai trị tại Nam kỳ và con em các quan lại làm việc với họ . Ngày 6/4/1878 ,Thống đốc Nam kỳ là Louis Lafont ra nghị định số 82, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1882 bắt buộc các công văn, thư từ phải viết bằng chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ chứ không được viết chữ Hán, chữ Nôm và chỉ những người biết Quốc ngữ mới được tuyển dụng vào các cơ quan hành chánh cấp phủ, huyện, tổng. Ngày17/1/1879, Thống đốc Nam kỳ Lafont ký nghị định mở trường Trung học Mỹ Tho . Ngày 17/3/1879 chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập Sở Học chánh Nam kỳ và đưa ra chương trình giáo dục Pháp-Việt bậc tiểu học, gồm có 6 năm học; theo đó trong ba năm đầu, học sinh phải học ba thứ chữ là chữ Nho, Quốc ngữ và chữ Pháp; ba năm sau, học sinh chỉ còn học Quốc ngữ và chữ Pháp. Ngày 18/11/1896 Toàn quyền Đông Dương A. Rousseau kí nghị định cho phép mở trường Quốc Học Huế . Ngày 6/6/1898, riêng ở Bắc Kỳ, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định tổ chức một kỳ thi phụ sau kỳ thi hương truyền thống tại Nam Định. Các môn thi gồm tiếng Pháp và quốc ngữ, không có chữ Nho. Những người đậu cử nhân hay tú tài Nho học trong kỳ thi hương, nếu đậu luôn kỳ thi phụ, sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan. Ngày 27/4/1904 Pháp ra nghị định thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp -Việt ở Bắc kỳ Năm 1906 ,Toàn quyền Paul Beau ra nghị định bắt dân các xã lập trường tiểu học dạy chữ Quốc ngữ, chữ Tây .... Những nỗ lực phổ biến chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp nhằm mục đích đào tạo những người làm tay sai và loại bỏ nền văn hoá Hán Nôm từ hàng ngàn năm đã ăn sâu vào cội rễ tư tưởng người Việt để thay vào đó là nền văn hoá Pháp, hầu củng cố chế độ thực dân.Việc làm đó tất yếu phải gặp sức kháng cự của nhân dân yêu nước . 2.2 Phong trào Duy Tân truyền bá Chữ Quốc ngữ để làm công cụ cứu nước Đầu thế kỷ XX phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo khởi lên từ Quảng Nam với một đường lối chủ trương mới mẽ , tiến bộ, đã làm nô nức lòng người. Mục tiêu"khai dân trí ,chấn dân khí ,hậu dân sinh" trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tập hợp dưới bóng cờ của phong trào, trong đó mục tiêu khai dân trí được đặt lên hàng đầu . Công cụ để tiến hành sứ mệnh đó không gì tiện dụng hơn chữ Quốc ngữ . Mặc dầu lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ còn có nhiều nhược điểm, nhưng so với chữ nôm thì lại đơn giản, tiện lợi, có tính khoa học hơn nhiều, do đó rất hữu ích cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí. Vì vậy các nhà lãnh đạo phong trào bèn ra sức hô hào học chữ Quốc ngữ : Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước , Phải đem ra tỉnh trước dân ta , Khuyến học - Trần Quí Cáp Cùng một phương tiện là chữ Quốc ngữ nhưng Pháp và các chí sĩ cách mạng sử dụng với hai mục đích trái ngược nhau. Phải nói sao cho dân hiểu, dân làm, tránh hiểu sai, hiểu lầm, không để cho kẻ địch lợi dụng, quả là một trận chiến cam go. Việc dạy chữ Quốc ngữ trong các trường Duy Tân buổi đầu không dễ dàng vì gặp phải sự chống đối của lớp người bảo thủ. Nhiều người đã kiên quyết không cho con em đi học thứ chữ "của Tây, của cố đạo" nhưng nhờ lòng kiên trì, nhiệt tình yêu nước, các giáo viên tân học đã tạo được cho dân chúng sự hiểu biết cũng như lòng tin vào tiền đồ của dân tộc, càng ngày số người theo học càng đông. Phong trào học chữ Quốc ngữ đã được nhân dân hưởng ứng nồng nhiệt, tại Quảng Nam chỉ trong vòng năm, sáu tháng 40 trường tân học đã được dựng lên để dạy chữ Quốc ngữ, truyền bá cái học mới. Không chỉ dạy chữ Quốc ngữ cho dân, phong trào còn dùng chữ Quốc ngữ để dịch các sách Âu, Mỹ, Trung quốc hầu phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế...để mở mang dân trí, ý thức dân quyền, đưa đồng bào tiến bước trên đường Duy Tân, cứu đất nước thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp : Sách Âu Mỹ ,sách ChiNa Chữ kia ,chữ nọ dịch ra tinh tường .....Một người học muôn người đều biết Trí ta khôn trăm việc phải hay Lợi quyền đã nắm trong tay Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh Khuyến học -Trần Quí Cáp Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ bắt đầu từ Quảng Nam sau lan rộng ra cả Trung kỳ, Bắc kỳ. Năm 1907, cụ Phan Châu Trinh ra Hà Nội cùng các thân hào nhân sĩ đất Bắc như các cụ Lương văn Can, Nguyễn Quyền ...thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một trường có quy mô tổ chức lớn, có nhiều giáo viên xuất sắc, vang danh khắp nước . Công cuộc Duy Tân đang được triển khai mạnh mẽ, quần chúng nhiệt tình hưởng ứng, nhưng tiếc rằng phong trào hoạt động chưa được bao lâu thì đến năm 1908 nhân cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt giam các lãnh tụ Duy Tân, đày đi Lao Bảo, Côn Lôn, Trần Quí Cáp -nhà cách mạng giáo dục lỗi lạc của phong trào- bị tử hình. Các trường tân học bị đóng cửa, giáo viên bị đánh đập, giam cầm. Phong trào Duy Tân tan rã. 2.3 Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của quốc gia Từ năm 1909, quốc ngữ được đưa vào chương trình thi hương trên toàn Trung và Bắc Kỳ. Trong kỳ thi hương, đến trường 3, thí sinh bắt buộc phải làm 2 đề luận: một đề chữ Nho và một đề Quốc ngữ. Kỳ thi hương năm 1912, trường 3 gồm hai đề quốc ngữ, và trường tư một đề quốc ngữ. Kỳ thi hương cuối cùng năm 1918 ở Trung Kỳ, từ trường hai đến trường tư đều có đề thi quốc ngữ. Ngày 21-12-1917 Toàn quyền Albert Sarraut ra nghị định về Quy chế chung của ngành Giáo dục công cộng ở Đông Dương (Règlement général de l'instruction publique en Indochine), gọi là "Học chánh tổng quy", áp dụng cho toàn cõi Đông Dương để thay thế cho học chế thời Paul Beau. Theo tổng quy mới, trong 5 năm bậc tiểu học, thì 3 năm đầu, học sinh học các môn bằng Quốc ngữ và chữ Pháp, chữ Nho không bắt buộc; hai năm cuối bắt buộc học các môn bằng chữ Pháp. Riêng 4 năm bậc trung học, mỗi tuần chỉ có 3 giờ quốc văn trong tổng số 27 giờ học mỗi tuần. Ở phần cuối tổng quy nầy qui định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả Quốc tử giám, đều được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp nghĩa là bỏ luôn chương trình Nho học. Vì vậy, sau khoa thi hưong năm 1915, ở Bắc Kỳ không tổ chức thi Nho học nữa, ở Trung Kỳ, khoa thi hương cuối cùng năm 1918 và khoa thi hội cuối cùng năm 1919. Ngày 18-9-1924, toàn quyền Martial Merlin (từ 1923-1925) công bố nghị định sửa đổi lại Học chánh tổng quy của Sarraut. Theo học chế mới, ba năm đầu của bậc tiểu học, dạy hoàn toàn bằng quốc ngữ thay vì chữ Pháp hay chữ Nho, các lớp sau đó dạy bằng chữ Pháp. Từ năm 1925 trở đi, các tổ chức yêu nước chống Pháp viết truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn ... đều dùng quốc ngữ. Ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại công bố bản Tuyên cáo độc lập bằng Quốc ngữ và ngày 30-7-1945 ban hành dụ số 67 quy định từ niên khóa 1945-1946, bậc trung học Việt Nam dạy bằng Quốc ngữ. Hoàng Xuân Hãn, bộ trưởng Bộ Giáo Dục - Mỹ Thuật, đã đưa ra "Chương trình trung học" hoàn toàn bằng Quốc ngữ, môn Pháp văn cũng như Anh văn được xếp vào môn sinh ngữ, Hán văn là môn cổ ngữ. Chương trình nầy làm căn bản cho các chương trình trung học về sau. Hình thành từ đầu thế kỷ XVII cho đến nay, chữ quốc ngữ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện để trở thành chữ viết chính thức của quốc gia, một công cụ vô cùng tiện lợi giúp chúng ta dễ dàng hội nhập với các nước trên thế giới. Châu Yến Loan 2. Có phải alech xando rot sang tao ra chữ Quốc ngữ không? Để soạn cuốn từ điển của mình, có lẽ Alexandre de Rhodes đã dựa vào những công trình ký âm Latinh tiếng Nhật (Romanji) đầu tiên của Yajiro, một người Nhật Bản cải đạo giữa thế kỷ XVI, tuy nhiên những tiền bối thực sự của ông là các linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha. Trong thông báo gửi độc giả cuốn từ điển, chính Alexandre de Rhodes cũng thừa nhận rằng ông chịu ơn những người tiền bối. Ông nói rằng ông đã làm việc trên cơ sở cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và cuốn từ điển Bồ Đào Nha-Việt của Antonio Barbosa. Nhưng người thầy trước hết của ông là Francisco de Pina, cũng là một người Bồ Đào Nha. Từ năm 1622, Pina đã phát triển một hệ thống ký âm dùng chữ cái áp dụng cho ngữ âm và thanh điệu tiếng Việt, đã soạn một văn tuyển và bắt đầu viết một cuốn sách ngữ pháp (Roland, tr. 37) Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt đầu tiên cho người nước ngoài, hai sinh viên trong số đó là Antonio de Fontes và ... Alexandre de Rhodes. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quy ước ký âm của chữ Quốc ngữ cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha, điều chắc chắn không phải không có liên quan đến thực tế là giữa 1615 và 1788, trong số 145 linh mục dòng Tên tại Việt Nam có 74 người Bồ Đào Nha, trong khi chỉ có 30 người Ý, 5 người Pháp và 4 người Tây Ban Nha. Thật vậy, bảng chữ cái tiếng Việt là một sự áp dụng vào tiếng Việt bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ Roman của những nhà truyền giáo. Để biểu hiện các thanh điệu, họ sử dụng các ký hiệu trong tiếng Hy Lạp. Trong bảng ký âm này, Nguyễn Phú Phong, tiếp theo AG Haudricourt, nhấn mạnh ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha. Các phụ âm có nguồn gốc Bồ Đào Nha, đó là “gi”, “ch”, “x”, “nh”, còn các nguyên âm, đó là “â”, “ê”, “ô”. (A.G Haudricourt, tr. 61, Nguyễn Phú Phong, tr. 13-17) Các nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nha và Alexandre de Rhodes đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái, nhưng điều đó không có nghĩa là họ bỏ qua chữ Nôm. Hoàn toàn trái lại. Chữ nôm được họ sử dụng rộng rãi để truyền bá phúc âm dưới hình thức giáo lý, Thánh tích, các sách trích lời Thánh. Tên nhà truyền giáo người Ý Girolamo Majorica xuất hiện dưới 48 công trình khác nhau, tổng cộng 4200 trang[1]. Trên thực tế, như Jacques Roland đã nhấn mạnh, hệ thống chữ viết Latinh hóa trước hết là để giảng đạo và phục vụ công việc của nhà truyền giáo: "Nó cho họ một phương tiện tiếp cận khá thuận tiện với ngôn ngữ nói; nó cũng cung cấp một phương tiện trao đổi trí tuệ và giao tiếp bằng văn bản với những giới lãnh đạo người Việt của cộng đồng Kitô hữu, những người buộc phải học thứ chữ mới vì mục đích đó. Tình trạng phổ biến rất hạn chế của chữ Quốc ngữ thay đổi hết sức chậm cho đến giữa thế kỷ XVII. Khi đó, thứ chữ viết dùng chữ cái bắt đầu lan ra trong các cộng đồng Kitô giáo, có lẽ vì lý do an toàn đối lại với chính sách chống dị giáo và có lẽ cũng vì dễ sử dụng. (Jacques, tr. 51) Nhưng trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ không chỉ do công sức của các nhà truyền giáo châu Âu. Họ đã không thể hoàn thành được công việc này nếu không có sự giúp đỡ của những người Kitô giáo Việt Nam, những giáo lý viên (les catéchistes), những giáo hữu (les frères) và tất nhiên, các linh mục (les prêtres). Chính họ cũng là những người chúng ta phải chịu ơn với tư cách là tác giả của những tác phẩm văn xuôi đầu tiên ở Việt Nam viết bằng ngôn ngữ "nôm na" và phiên âm bằng ký tự Latin: Lịch sử An Nam của Bento Thien (1659), Sổ ghi nhớ và chép công việc do nhà truyền giáo dòng Tên Philippe Binh viết tại Lisbonne (1822). Vai trò quan trọng của các học giả Việt Nam trong toàn bộ công trình ngữ âm học này đã bị bỏ qua một cách bất công. Các cộng tác viên bản địa thường không được nhắc đến. Chỉ có một vài bằng chứng cho thấy sự hợp tác này. Francisco de Pina đã được giúp đỡ bởi một học giả trẻ người Việt có tên thánh là Pero, một "nhà văn giỏi chữ Hán bậc nhất" (Roland, tr. 3). Alexandre de Rhodes bày tỏ lòng biết ơn bằng những lời cảm động: "Giúp tôi là một cậu bé bản địa tuyệt vời, người đã dạy tôi trong ba tuần tất cả các thanh điệu của tiếng Việt và cách phát âm tất cả các từ. Cậu không biết ngôn ngữ của tôi, tôi cũng không biết thứ tiếng của cậu, nhưng cậu có một trí thông minh tuyệt vời khiến cậu ngay lập tức hiểu những gì tôi định nói. Và trên thực tế, chỉ trong ba tuần ấy, cậu ta đã biết đọc biết viết thứ chữ của chúng tôi và biết phục vụ thánh lễ. Tôi rất kinh ngạc trước sự lanh lợi và trí nhớ của cậu”. (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 89) Còn Tổng giám mục Pigneau de Behaine, người đã viết từ điển của mình ở Pondicherry, khoảng giữa tháng 6 năm 1772 và tháng 6 năm 1773, thì được sự giúp đỡ của tám học giả Nam Kỳ .

so sánh giữa thời kỳ đá cũ và thời kỳ đá mới


Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Lịch sử Việt Nam
SVTH : Nguyễn Hồng Hiếu
MSSV: K37602029            
                          
                             VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
                                      ………..*.*……….

Thời kỳ đá cũ
Thời kỳ đá mới
Niên đại
Cách nay 50 vạn năm
Từ khoảng 18000-7500 tr CN
Di tích
Ở hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy răng của người vượn.

Ở hang Hùm ( Yên Bái ), hang Thung Lang ( Ninh Bình ) tìm thấy hóa thạch răng của người tinh khôn giai đoạn sớm.
Cá dấu tích khác về sự cư trú của họ : mộ tang, bếp than đen, xương cháy,…ở mái đá ngườm ( Bắc Cạn ), Sơn Vi (Thanh Hóa ),…
Phân kỳ khảo cổ học
Thời đá cũ ( đá đẽo )
Thời đá mới ( đá mài )
Di chỉ tiêu biểu
Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông ( Thanh Hóa ). Xuân Lộc (Đồng Nai ), An Lộc (Bình Phước )
Đồi Thông (Hà Giang), mái đá Ngườm (Bắc Cạn
Nền văn hóa tiêu biểu
Sơn Vi (Thanh Hóa)-hậu kỳ đá cũ, đá ghè
Hòa Bình -Bắc Sơn(Lạng Sơn,Bắc Thái), Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)-sơ kỳ đá mới, đá mài
Công cụ sản xuất chủ yếu
Rìa tay (vừa tầm tay nắm) –công cụ tiêu biểu cho thời đại đá cũ.
-Chất liệu :đá cuội ở sông suối.
-Công dụng : chặt cây, đập quả, đập hạt, cắt thịt,…rìa vạn năng.
-Kích thước : rìa phổ biến rất nặng và thô.

Rìa đá mài lưỡi, rìa có vai, lỗ tra cán (như cuốc đá dung đào cũ),bàn nghiền, chày nghiền,mảnh tước.
-Chất liệu : đá cuội và đặc biệt là đá sa thạch. Ngoài ra còn có công cụ xương vỏ trai.
-Công dụng : rìu được mài nhẵn sắc cạnh sử dung chặt cây,săn bắt,…
-Kích thước: nhỏ gọn và nhẹ dung linh hoạt hơn.
Cách chế tác công cụ
-Dùng nguyên gốc : làm chày nghiền, bàn nghiền cối nghiền.
-Ghè đẽo qua loa ( phương pháp thô sơ nhất trông lịch sử chế tạo công cụ) : tạo rìa lưỡi, mũi nhon ở đầu.
-Mảnh tước : tạo mảnh tước sắc nhọn để sử dụng các việc như chặt, cắt.
Dụng cụ cầm tay thô nặng đánh dấu bước tiến kĩ thật chế tạo công cụ của người cổ Việt Nam đạt đến trình độ chung của người thời đại đá cũ trên thế giới.
-Chủ yếu là ghè trực tiếp, dung đá đập đá. Nhưng có bước tiến mới đó là biết mài (có thể xuất phát từ việc mài trôn ốc,…)
-Biết tạo dáng cho công cụ (ìu, bôn) tạo vai nấc và lỗ để tra cán => tạo tư thế mới trong lao động. đây là thời điểm mới và quan trọng nhất trong việc chế tác công cụ lao động.
-Cái mới quan trong nhất trong viêc dung nguyên liệu là biết làm đồ gốm. Đất gốm là một nguyên liệu nhân tạo, làm gốm theo kiểu nặn tay, biết vò bi gốm có khía để buộc dây, dọi xe cỉ, chì lưới, đồ đựng nước => tiến bộ hơn thời kỳ trước.
-Nguyên liệu chế tác được mở rộng, tầm mắt và kinh nghiệm nhận biết khả năng dung làm nguyên liệu của tự nhiên,
Đời sống vật chất và tinh thần
Cư trú trong hang động mái đá, sinh hoạt chủ yếu là săn bắt và hái lượmcác loài thực vật và động vật. Đời sống tinh thần chưa rõ rệt.
Cư trú trong các hang mái đá, các dấu vết cho thấy họ chọn nơi sinh hoạt chủ yếu là chỗ thoang đãng gần cửa hang, chọn những hang thấp gần song, suối, bãi bồi.
Tổ chức xã hội
Tổ chức ở mức độ bầy người khoảng 30-40 người.
-Tìm ra lửa một trong ba phát minh lớn nhất của con người (lửa, máy hơi nước, máy vi tính ).
-Tìm ra lửa, biết dùng lửa, biết giữ lửa và tạo ra lửa là điểm khác nhau của loài người so với động vật (tìm ra lửa trong quá trình chế tác công cụ và nhân biết tác dụng của lửa : soi sang, nướng chín thức ăn,…).
-Chưa có sự phân công rõ ràng giữa người nam và người nữ.
-Quan hệ tính giao chưa thoát khỏi tạp giao.
Bầy người => thị tộc (những người có cùng huyết thống) con người đã có tổ chức xã hội.
-Giai đoạn đầu : thị tộc mẫu hệ (sơ đồ thị tộc cho thấy sợi dây huyết thống của một thị tộc mẫu hệ ).
-Dùng lửa thành thạo hơn :kỹ thuật nung gốm, hòn đá có ám khói chứng tỏ họ đã dùng bếp để nấu chín thức ăn.
-Sinh hoạt kinh tế có bước từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt và dự trữ.
+Di tích mảnh gốm với chu vi lớn ( mảnh gốm hình khuyên ) => gốm lớn dùng đưng thức ăn.
-Biết chôn người chết, đồ tùy táng phản ánh đời sống tinh thần của họ. Là một bước phát triển trong nhận thức con người.

Ý nghĩa lịch sử thời đại nguyên thủy :
- Việt Nam là đất nước có lịch sử lâu đời
+ Dấu tích về sự xuất hiện con người ở Việt Nam chứng minh quá trình từ vượn thành người qua các giai đoạn : vượn => vượn người => người vượn => người.
- Con người thoát khỏi loài vật nhờ có ba tư chất cơ bản quan trọng => con người đã tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.

Nhà Lê suy sụp và sự ra đời của triều Mạc


Nhà Lê suy sụp và sự ra đời của triều Mạc
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XV, mô hình tổ chức nhà nước cũng như các chính sách của triều Lê sơ đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn. Hệ thống quan lại hoàn bị, vốn là công cụ quản lý nhà nước sắc bén, dần biến thành một bộ máy quan liêu cồng kềnh. Nạn tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến. Trước tinh hình đó, người kế nghiệp Lê Thánh Tông là Lê Hiến Tông(1497 - 1505 ) đã có những cố gắng nhằm củng cố bộ máy chính quyền, nhưng kết quả chẳng được là bao. Năm 1499, ông đã ra sắc lệnh sa thải bớt lại viên trong bộ máy chính quyền từ trung ương đặt các địa phương. Trong tờ sắc cho Thượng thư Bộ Lại có đoạn viết: "Ỷ vào phép nước là thói tệ của bọn lại ... Trước đây, lựa chọn không công bằng, bọn lại quá nhiều, rất nhũng tạp. Có kẻ ăn may, chỉ một nghề là được bổ dụng, có kẻ nhờ cậy nhiều ngón mong được chỗ hơn, hối lộ công khai, thăng quan vượt cấp“. Đó chỉ là một phần biểu hiện của thực trạng nghiêm trọng hơn. Mô hình tập quyền quan liêu không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội, đã bất lực trong việc điều hành đất nước.
Sang đến đầu thế kỷ XVI, nhất là từ sau khi Lê Uy Mục lên ngôi 1505, triều đình hoàn toàn mất hết vai trò tích cực, lao vào con đường ăn chơi sa đọa. Bị người đương thời mệnh danh là " vua quỷ ", Uy Mục là người u tối lại có tật nghiện rượu, hoang dâm, hiếu sát. " Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rượu vô độ. Khi rượu say thì giết cả dung nhân”. Bất chấp cả luật pháp, nhà vua dung túng cho bọn quý tộc ngoại thích và hoạn quan lộng hành. Chúng ngang nhiên hãm hại những người không cùng vây cánh, trắng trợn cướp bóc của dân. Chính sự trong triều rối loạn. Các thế lực chống đối nổi lên khắp nơi. Một nhóm tôn thất và công thần bị Uy Mục ngược đãi, đuổi về Thanh Hóa đã tập hợp lại dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Lang. Ở Tây Đô, nhóm này đã xây dựng lực lượng, tôn Lê Dinh lên làm minh chủ, công khai chống lại triều đình. Thay mặt cho nhóm nổi dậy, Lương Đắc Bằng đã soạn hịch kể tội Uy Mục, trong đó có đoạn viết: " Bạo chúa Lê Tuấn phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé... Quan tước đã hết rồi mà à vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính".
Năm 1509, Lê Dinh từ Thanh Hóa đem quân ra Thăng Long, lật đổ Uy Mục, giành lấy ngôi vua. Sau này Lê Dinh được truy tôn làm Tương Dực đế nên sử sách thường gọi ông vua này là Lê Tương Dực (1509-1516).
Lê Tương Dực cũng không đưa ra được biện pháp gì mới để củng cố chính quyền. Mặc dù đội ngũ quan lại cao cấp có những người hăng hái muốn thay đổi tình hình như Nguyễn Văn Lang và Lương Đắc Bằng. Họ đã dâng lên 14 kế sách trị bình, vua cho là phải. Lại cho soạn sách Trị bình bảo phạm gồm 50 điều để răn dạy quan lại và dân chúng, nhưng cuối cùng cũng không được thực hiện. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa các phe phái trong triều ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua là người thích ăn chơi xa hoa, cho xây dựng thành quách, cung điện vô cùng tốn kém, sai Vũ Như Tô vẽ mẫu làm đại điện hơn 100 nóc, xây cửu trùng đài cao ngất. Các công trình xây dựng phải phá đi, chữa lại nhiều lần khiến binh lính và dân chúng khổ cực vì lao dịch, bệnh tật, chết rất nhiều... Khi nói về Lê Tương Dực, các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư đã có lời bình: "Xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khóa nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là vừa lợn ".
Lợi dụng sự tha hóa của vua quan triều đình, những cuộc nổi dậy ở địa phương nổ ra ngày một nhiều. Năm 1511, Thân Duy Nhạc và Ngô Văn Tổng nổi dậy ở Kinh Bắc. Cuối năm đó, Trần Tuân đấy binh đánh phá ở Sơn Tây. Năm 1512, dư đảng của Trần Tuân do Nguyễn Nghiêm cầm đầu hoạt động mạnh ở vùng Sơn Tây, Hưng Hoá. Ở Nghệ An, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh Lê Hy, Trịnh Hưng và Lê Minh Triệt, dân chúng cũng nổi dậy chống lại triều đình. Khó khăn lắm quan quân triều đình mới đàn áp được. Tình hình ổn định chưa được bao lâu thì năm 1515 tại vùng núi Tam Đảo lại nổ ra cuộc nổi dậy do Phùng Chương lãnh đạo. Cùng năm, Ở Thanh Hoá, Đặng Hân và Lê Hất dấy binh.
Những cuộc nổi dậy nổ ra dồn dập và có quy mô ngày càng lớn vào năm 1516 . Vừa đàn áp xong Trần Công Ninh ở Yên Lãng (Vĩnh Phúc) ,triều đình đã phải tập hợp lực lượng đối phó với phong trào ở huyện Thủy Đường (Hải Phòng) do Trần Cao lãnh đạo. Phong trào này đã liên kết với lực lượng nổi dậy ở Đông Triều do Phan Ất (một gia nô người Chăm), Đình Ngạn, Đình Nghệ, Đình Bảo, Công Uẩn và Đoàn Bố cầm đầu. Phong trào đã nhanh chóng làm chủ được hai huyện Thủy Đường, Đông Triều và nhiều vùng rộng lớn khác của trấn Hải Dương. Quan quân triều đình đã nhiều phen khốn đốn vì những cuộc tấn công của nghĩa quân .
Do có công lao trong việc đánh dẹp và đàn áp các cuộc nổi dậy, thế lực các võ quan ngày càng mạnh. Bọn này kiêu mạn, lũng đoạn triều đình và luôn tìm cách khuynh loát quyền lực. Giữa năm 1516, lợi dụng tình thế rối ren, tướng Trịnh Duy Sản đã liên kết với Lê Quảng Độ lập mưu giết chết Lê Tương Dực.
Tình hình chính trị nhà Lê càng trở nên rối loạn khi nghĩa quân Trần Cao tiến đến sát kinh thành. Hành động giết vua của nhóm Trịnh Duy Sản đã tạo nên sự phân liệt và mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ triều đình. Kẻ muốn lập Quang Trị lên làm vua, người lại đòi phải đưa Lê Y lên ngôi. Sự chia rẽ nội bộ đã dẫn tới một kết cục bi thảm. Quang Trị (lúc ấy mới 8 tuổi) vừa được đặt lên ngôi ít ngày thì bị giết chết. Triều thần lại tôn Lê Y, 14 tuổi lên ngôi Hoàng đế (trong sử gọi là Lê Chiêu Tông). Không chống đỡ nổi các cuộc tấn công của nghĩa quân Trần Cao, triều Lê đã phải bỏ thành Thăng Long chạy vào Tây Đô.
Cuối năm 1516, Trần Cao chiếm được kinh thành Thăng Long, tự xưng là vua, đặt niên hiệu Ứng Thiên. Nhưng chẳng bao lâu sau quân nhà Lê từ Thanh Hóa tiến ra, Trần Cao không chống cự nổi, phải rút về Lạng Nguyên (Lạng Sơn), giao quyền cho con là Trần Cung, rồi cắt tóc đi tu. Nghĩa quân cầm cự được đến năm 1521 thì bị dập tắt hoàn toàn. Tình hình tạm yên ổn, nhưng thế lực của Mạc Đăng Dung, khi ấy là Thái phó kiêm Tiết chế các doanh quân thủy bộ, đã lớn đến mức nhà vua không chế ngự nổi. Để thâu tóm hoàn toàn quyền lực , năm 1522 Mạc Đăng Dung cùng với những người cùng phe cánh đã phế truất Lê Chiêu Tông, lấy người em của nhà vua là Lê Xuân lên ngôi Hoàng đế (Cung Hoàng đế). Trong vòng 5 năm, các phe phái chống đối lần lượt bị đánh bại.
Năm 1527, khi thực tế mọi quyền lực đã nằm trọn trong tay, Đăng Dung bắt ép Cung Hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
Mạc Đăng Dung quê gốc ở xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay thuộc xã Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Tiên tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần. Đến đời thứ tư chuyển về xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng). Thửa nhỏ, gia đình Mạc Đăng Dụng làm nghề đánh cá. Nhờ ló sức khoẻ và giỏi võ mà thi đỗ Lực sỹ. Năm 1508, thời Lê Uy Mục, được sung làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần vũ. Trong vòng hơn 10 năm, trải qua ba triều vua, do có công đàn áp các cuộc nổi dậy và dẹp loạn trong triều, Mạc Đăng Dung nhanh chóng được phong đến rước hiệu cao nhất của nhà Lê (Vũ Xuyên bá: năm 1511; Vũ xuyên hầu: năm 1518; Minh quận công: năm 1519; Nhân quốc công: năm 1521; An Hưng vương: năm 1527).
Mở đầu một vương triều mới trong bối cảnh chính trị không thuận lợi, nhà Mạc tập trung củng cố chính quyền và kỷ cương đất nước vốn đã trở nên vô cùng rệu rã bằng cách tổ chức lại bộ máy quan lại. Hệ thống luật pháp hoàn bị của nhà Lê về cơ bản vẫn được duy trì, nhưng vào cuối năm 1528 Mạc Đăng Dung đã giao cho Nguyễn Quốc Hiến xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là các chính sách liên quan đến điền chế, lộc chế. Để có quân đội mạnh và chỉ huy thống nhất, nhà Mạc đã chấn chỉnh binh chế, phiên chế, tổ chức lại lực lượng các vệ, phủ, sở, ty. Nhà Mạc đặt ra 4 vệ Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y, Kim Ngô. Bốn vệ này thống lĩnh toàn bộ quân đội thường trực ở kinh thành và 4 trấn quan trọng (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây và Kinh Bắc). Ngoài ra, quân ở các đạo được phiên chế thành các đơn vị trực thuộc vào 5 phủ .
Làm vua được 3 năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái Thượng hoàng. Trong vòng 5 năm đầu, nhà Mạc đã cố gắng đưa tình hình dần đi vào thế ổn định. Mặc dù có thái độ không thiện cảm với triều Mạc nhưng các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư, khi chép các sự kiện trong giai đoạn này đã có nhận xét: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về... Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên".
Nếu như chính sách đối nội có một số mặt tích cực, cởi mở. tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế và văn hoá, thì chính sách đối ngoại, nhất là trong quan hệ với nhà Minh, nhà Mạc lại tỏ ra hết sức lúng túng. Lợi dụng tình hình rối loạn ở Đại Việt, nhà Minh thường cho người sang dọa dẫm, sách nhiễu. Lo sợ lực lượng cựu thần nhà Lê và muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhà Minh, trước những hành động như thế, nhà Mạc chọn giải pháp thoả hiệp, đem vàng bạc, châu báu đút lót để được yên ổn. Được thể nhà Minh càng lấn tới. Sau khi biết tin các lực lượng ủng hộ triều Lê đã tìm được con trai Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh để tôn lên làm vua, năm 1537, vua Minh sai Cừu Loan và Thượng thư Bộ Binh Mao Bá Ôn đem một đạo quân xuống vùng biên giới phía nam và phao tin sẽ đánh Đại Việt. Trong tình thế bức bách và mong được nhà Minh công nhận để yên tâm đối phó với lực lượng cựu thần nhà Lê, nhà Mạc đã phải đáp ứng những yêu sách của nhà Minh. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng với 40 viên quan đem sổ sách lên tận cửa Nam Quan để nộp và trả lại nhà Minh đất 5 động vùng Đông Bắc, vốn được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XV.Việc làm này của Mạc Đăng Dung đã gây nên sự bất bình trong nhiều quan lại và dân chúng, khiến nhà Mạc dần dần lâm vào tình thế cô lập. Những người ủng hộ triều Lê ngày càng có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống lại.
Triều Lê Trung hưng và cục diện Nam - Bắc triều
Mạc Đăng Dung giành được ngôi vua nhưng lực lượng ủng hộ nhà Lê còn rất mạnh. Ngay từ năm 1530, một hoàng tộc nhà Lê là Lê Ý cùng với một số bộ tướng đã dấy binh ở Thanh Hoá. Lực lượng này phát triển nhanh chóng, có lúc lên tới vài vạn người. Cuộc chiến kéo dài gần một năm. Mặc dù cuộc nổi dậy bị thất bại nhưng lực lượng của nhà Mạc cũng bị tổn thất nặng nề.
Năm 1531, nhóm cựu thần nhà Lê do Lê Công Uyên cầm đầu, sau khi tổ chức tấn công vào Thăng Long không thành ( năm 1528 ) phải chạy vào đất Thanh Hoá, đã chiêu tập một đội quân ô hợp tự xưng là quân nhà Lê,kéo nhau đi chiếm cứ các quận, huyện. Quân Lê Uyên đi đến đâu thường bắt người, cướp của, đốt phá nhà cửa , khiến cho dân chúng vô cùng khổ cực. Khi bị quân nhà Mạc tấn công, đội quân này bị tan rã và thất bại nhanh chóng.
Trong khi nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy chống đối trong nước, An Thành hầu Nguyễn Kim, vốn là Thanh Hoa hữu vệ Điện tiền tướng quân dưới triều Lê, được sự giúp đỡ của vua Ai Lao, đã bí mật xây dựng lực lượng ở Sầm Châu (nay là tỉnh Sầm Nữa của Lào). Năm 1533, Nguyễn Kim cho đón Lê Duy Ninh sang Ai Lao, tôn lên làm vua, lập lại triều Lê.
Từ khi có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Kim đã quy tụ được hầu hết các lực lượng cựu thần nhà Lê. Thế lực Nguyễn Kim ngày càng mạnh lên. Trong khi đó sự kiểm soát của nhà Mạc từ Thanh Hóa trở vào nam rất yếu. Năm 1537, một viên tướng được giao quản lĩnh 7 huyện của Thanh Hóa là Lê Phi Thừa đem quân chạy sang Ai Lao đầu hàng nhà Lê. Nhân cơ hội đó, từ năm 1539 đến năm 1543, quân nhà Lê từ Ai Lao đã mở các cuộc tấn công về Nghệ An và Thanh Hoá. Quân nhà Mạc thất bại liên tiếp.
Cuối năm 1543, nhà Lê chiếm được Tây Đô. Thanh Hoá, Nghệ An trở thành vùng đất đứng chân của vua Lê. Từ thời điểm đó, trên đất nước cùng tồn tại hai vương triều: Mạc và Lê. Hai thế lực tranh chấp nhau khiến cho đất nước lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn. Về danh nghĩa triều Lê đã được phục hồi, nhưng ngay từ những ngày đầu người nắm thực quyền điều hành mọi công việc là Thái sư Nguyễn Kim. Năm 1545, Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc. Người thay thế vị trí Nguyên Kim tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc là Trịnh Kiểm. Từ đây họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Năm 1546, sau khi đã làm chủ được cả một vùng rộng lớn từ Thanh- Nghệ trở vào Nam, Trịnh Kiểm cho xây dựng thành quách, lập cung điện, tổ chức quan lại như một triều đình thực sự. Để phân biệt, sử sách thường gọi triều Mạc đóng đô ở Thăng Long là Bắc triều và triều Lê Trung hưng ở Thanh Hóa là Nam triều.
Cuộc nội chiến Nam- Bắc triều kéo dài gần 50 năm với gần 40 trận chiến lớn nhỏ có thể chia thành 3 giai đoạn chính :
+ Từ năm 1545 - 1569 là giai đoạn Nam triều giành thế chủ động, liên tục tấn công ra Bắc. Lợi dụng tình trạng lục đục trong nội bộ triều Mạc, quân Trịnh đã tổ chức 11 lần xuất quân đánh phá các trận vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó nơi thường xuyên phải chịu cảnh binh lửa là trấn Sơn Nam. Trong giai đoạn này quân nhà Mạc cũng mở được 4 lần tấn công vào Thanh Hoá, nhưng kết cục không bên nào giành được thắng lợi quyết định.
+ Từ 1570 - 1583 là giai đoạn quân Mạc phản công. Sau khi Trịnh Kiểm qua đời, nội bộ Nam triều phát sinh mâu thuẫn. Trong lúc hai anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh giết nhau, Mạc Kính Điển đã huy động 10 vạn quân với 700 chiến thuyền vượt biển đánh vào Thanh Hoá. Trịnh Cối cùng với 2 vạn quân buộc phải đầu hàng.Bộ phận còn lại của Nam triều do Trịnh Tùng chỉ huy rút chạy lên vùng thượng lưu sông Chu, sông Mã để cố thủ. Sau 8 tháng tiến công nhưng không tiêu diệt được quân Trịnh, cuối năm ấy quân Mạc phải rút về Thăng Long.Liên tục trong các năm sau, Bắc triều đã tiến hành 12 cuộc tấn công lớn nhỏ vào Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Hóa nhưng cuối cùng đều phải rút lui. Với những nỗ lực cao nhất nhằm đè bẹp lực lượng của Nam triều, trong vòng hơn 10 năm, nhà Mạc đã điều động gần như cạn kiệt tiềm lực của mình cho chiến tranh.
+ Từ 1583 - 1592 là giai đoạn suy sụp của nhà Mạc. Quân Trịnh giành lại thế chủ động tấn công chiếm lại được Thăng Long. Vốn đã để mất lòng dân và đội ngũ quan lại vì chính sách đối ngoại thỏa hiệp, lại tiêu phí quá lớn sức người sức của vào các cuộc chiến tranh phe phái, từ những năm 80 nhà Mạc bắt đầu suy yếu. Quan quân chán nản, lòng người ly tán. Nhiều người bỏ việc về quê. Có người chạy sang đầu hàng Nam triều. Không đủ sức mở các cuộc tấn công lớn như giai đoạn trước, năm 1585, Mạc Mậu Hợp tập trung xây dựng thành lũy để phòng thủ.
Trong bối cảnh đó, lực lượng Nam triều được củng cố lại đã liên tục giành được những thắng lợi quan trọng. Cuối năm 1591, Trịnh Tùng điều động 6 vạn quân chia làm 5 đạo theo đường phía tây tiến ra Bắc. Để đối phó lại, nhà Mạc cũng đã huy động một lực lượng tới 10 vạn quân. Một trận quyết chiến giữa hai bên đã diễn ra ở Sơn Tây. Trong trận này quân Mạc đại bại, thương vong tới 1 vạn người. Thừa thắng, Trịnh Tùng cho quân áp sát thành Thăng Long, " đốt phá nhà cửa, khói lửa ngợp trời " để uy hiếp.
Năm 1592, quân Nam triều mở cuộc tấn công quyết định vào Thăng Long. Trịnh Tùng giành toàn thắng. Cục diện chiến tranh Nam- Bắc triều về cơ bản đã kết thúc, nhưng con cháu nhà Mạc cùng một số tướng tá và tàn quân bỏ chạy lên Cao Bằng hoạt động cho đến tận năm 1677 mới chấm dứt hoàn toàn.
Năm 1592, Trịnh Tùng xưng vương và xây dựng Vương phủ (phủ Chúa) bên cạnh triều đình nhà Lê. Từ đó, hình thành cục diện một chế độ với hai chính quyền. Vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn mọi quyền hành trong nước đều do chúa Trịnh quyết định.
Đại Việt – thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn phân tranh (1600-1777)
Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn, trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ.Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị sát hại, vua Lê trao mọi quyền bính cho Trịnh Kiểm. Hai họ Trịnh – Nguyễn vốn đã từng được gắn kết bởi mục đích chung giúp vua Lê dựng lại cơ nghiệp, lại được thắt chặt thêm bằng quan hệ hôn nhân (Trịnh Kiểm là con rể Nguyễn Kim), đến đây bị rạn nứt. Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn. Mâu thuẫn giữa hai thế lực đạt đến độ gay gắt khi người con trai trưởng của Nguyễn Kim là Tả tướng Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm lập mưu giết hại. Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Thuận Hóa vốn là đất cũ của Champa, được sáp nhập dần dần vào lãnh thổ Đại Việt bắt đầu từ thời Lý. Sau khi bị thất bại trong luộc chiến tranh năm 1069, vua Champa Rudravarman III đã cắt cho Đại Việt 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Lanh (tương đương với vùng đất từ huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến huyện Do Linh, tỉnh Quăng Trị). Năm 1306, để cưới công chúa Huyền Trân, quốc vương Simhavarman III (Chê Mân) lại cắt 2 châu Ô và Lý (tương đương với vùng đất từ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho nhà Trần làm sính lễ. Năm sau nhà Trần đổi tên hai châu này thành Thuận châu và Hóa châu. Đến thời Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 xứ, trong đó có xứ Thuận Hóa bao gồm một vùng đất từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân.
Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến, tùy tùng và họ hàng thân thuộc ở huyện Tống Sơn vào Thuận Hóa. Năm sau, vùng Thanh Hoá, Nghệ An bị lụt to, hàng trăm ngàn gia đình bị mất nhà cửa, mùa màng thất bát, nhân dân đói khổ, nhiều người đã kéo nhau vào đất Thuận Hóa để tìm kế sinh nhai. Khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ, đây còn là một vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Theo mô tả của sử cũ, trên con đường giao thông chính chạy dọc Thuận Hóa đến tận đèo Hải Vân chỉ có 4 cái quán nhỏ; cả xứ chỉ có 3 cái chợ.
Để lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, Nguyễn Hoàng và những cộng sự của ông đã thực thi một chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản xuất. Sách Đại Nam thực lục có nhận xét: " Chúa vỗ về thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên ".
Đối với triều Lê, Nguyễn Hoàng tỏ ra hết sức mềm dẻo, khiến cho họ Trịnh không chút nghi ngờ. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Nguyễn Hoàng được tin cậy giao cho kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.
Xứ Quảng Nam thời kỳ này bao gồm dải đất miền Trung từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, vốn là đất Champa, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt sau hai cuộc chiến tranh lớn. Lần thứ nhất xảy ra vào năm 1402, sau khi thất bại trước đại quân do Hồ Hán Thương chỉ huy, Champa phải cắt đặt Chiêm Động và Cổ Lũy (tương đương với vùng đất phía nam tỉnh Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi ngày nay). Cuộc chiến lần thứ hai xảy ra vào năm 1471 dưới thời Lê Thánh Tông. Sau sự kiện này, đèo Cù Mông trở thành biên giới phía nam của Đại Việt .
Có trong tay quyền cai quản toàn bộ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, Nguyễn Hoàng vẫn tiếp tục giữ vẻ bề ngoài hòa hiếu với chính quyền Lê - Trịnh, góp sức với Nam triều trong cuộc chiến tranh chống lại nhà Mạc, nhưng đồng thời hết sức chú trọng phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt . Lê Quý Đôn, một quan lại cao cấp của họ Trịnh, đứng trên lập trường đối địch, khi đánh giá về Nguyễn Hoàng cũng phải thừa nhận:"Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối...chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng, nghiêm giữ quân sỹ có kỷ luật, cấm chấp kẻ hung bạo . Quân dân hai xứ đều mến yêu kính phục; thay đổi phong tục xấu, ai ai cũng cám ơn mến đức. Chợ không có hai giá, trong dân gian không có trộm cướp, đêm không phải đóng cổng; thuyền ngoại quốc đến buôn bán, việc giao dịch phân minh, ai cũng cố gắng, toàn cõi nhân dân an cư lạc nghiệp".
Khi cục diện Nam - Bắc triều kết thúc cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn đến ngày không thể dung hòa. Sau hơn 40 năm gây dựng lực lượng, trước khi qua đời vào năm 1613, Nguyễn Hoàng đã nói rõ ý định của mình với con cháu và thuộc hạ trong lời trăng trối: "Đất Thuận Quảng phía bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía nam có núi Hải Vân và Thạch Bi, địa thế hiểm cố, thật là một nơi để cho người anh hùng dụng võ. Nếu biết dạy bảo nhân dân , luyện tập binh sỹ, kháng cự lại họ Trịnh thì gây dựng được cơ nghiệp muôn đời ". Người trực tiếp thực hiện lời di huấn ấy là Nguyễn Phúc Nguyên.
Phúc Nguyên là con trai thứ 6 của Nguyễn Hoàng. Ngay từ lúc còn trẻ đã tỏ ra là một anh kiệt.Năm 1585, khi mới 22 tuổi đã chỉ huy một thủy đội đánh thắng 5 chiếc tầu lớn của nước ngoài đến xâm phạm vùng biển Cửa Việt. Năm 1602 được Nguyễn Hoàng giao cho làm trấn thủ xứ Quảng Nam,Phúc Nguyên đã có nhiều công lao trong việc mở mang thương cảng Hội An và phát triển thương mại quốc tế.
Ngay sau khi thay cha làm trấn thủ Thuận- Quảng, Phúc Nguyên cho sửa thành lũy, sắp đặt lại hệ thống quan ải, cải tổ bộ máy cai trị. Năm 1614 ba ty Đô, Thừa, Hiến theo hệ thống của nhà Lê bị bãi bỏ, thay bằng ty Xá sai, ty Tướng thần và ty Lệnh sử. Năm sau, quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Năm 1618, chính quyền họ Nguyễn tiến hành đo đạc lại ruộng đất hai xứ, làm cơ sở cho việc quản lý. Đối với nhà Lê, khác với cha, Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách thoái thác việc cống nạp. Tình hình trở nên căng thẳng vào năm 1620 khi Trịnh Tráng sai Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân đến cửa biển Nhật Lệ để uy hiếp. Có lúc, nhân họ Trịnh rối ren (Trịnh Tùng chết năm 1623), Phúc Nguyên đã toan cất quân đánh ra Bắc, nhưng rồi lại thôi. Trịnh Tráng lên thay Trịnh Tùng thi hành chính sách cứng rắn với họ Nguyễn. Năm 1627, chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong.
Trong vòng 45 năm, quân Trịnh đã 6 lần tấn công với quy mô lớn vào Đàng Trong các năm 1627, 1633, 1643, 1648, 1661 và 1672. Nhìn toàn cục, lực lượng quân Trịnh mạnh hơn. Có thời kỳ, quân Trịnh đã huy động tới 20 vạn quân thủy bộ với 600 chiến thuyền, 500 thuyền vận tải và 500 voi cho một trận đánh. Trong khi đó, quân đội thường trực của Đàng Trong chỉ có khoảng 4 vạn bộ binh với 200 chiến thuyền. Nhưng do phải điều động quân đi xa và gặp rất nhiều khó khăn trước hệ thống lũy phòng ngự kiên cố của quân Nguyễn nên quân Trịnh không lần nào giành được thắng lợi quyết định.
Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, Nguyễn Phúc Nguyên đã có được một nhà quân sự tài giỏi thời bấy giờ là Đào Duy Từ trợ giúp. Họ Nguyễn đã cho xây dựng hàng loạt chiến lũy phòng thủ, trong đó lũy Trường Dục dài đến 10km, lũy Đồng Hội (còn gọi là luỹ Thầy) cao 6m dài tới 18km.Phía bên ngoài có rào bằng sắt. Phía bên trong làm bậc để binh sỹ, ngựa, voi có thể đi lại được. Trên mặt lũy cứ 20m lại có một công sự đặt một khẩu đại pháo, 4m lại có một khẩu súng quá sơn (pháo nhỏ).
Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sau 7 lần đánh nhau, có lúc đã lôi kẻo cả người nước ngoài vào cuộc, mà kết cục không bên nào thôn tính được bên nào, năm 1672 cuộc chiến tranh chấm dứt (*). Sông Gianh trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê - Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang sơn riêng.
Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 137 đến 141
(*) Trong gần nửa thế kỷ đã diễn ra 7 lần đánh nhau giữa quân đội của họ Trịnh và quân đội của họ Nguyễn.
Lần thứ nhất (1627). Năm 1623, Trịnh Tráng thay Trịnh Tùng nắm giữ binh quyền, chuẩn bị đánh họ Nguyễn. Liên tục trong các năm 1624, 1626, 1627 đều phái một quan đại thần vào Thuận Quảng đòi chúa Nguyễn nộp thuế hoặc đòi chúa Phúc Nguyên ra Thăng Long chầu vua Lê, nhưng họ Nguyễn đều khước từ. Bởi vậy, vào tháng 3-1627, Trịnh Tráng chỉ huy quân Trịnh tiến vào đánh họ Nguyễn. Quân Trịnh đánh thắng quân Nguyễn ở bờ bắc sông Nhật Lệ, nhưng nghe tin đồn do quân Nguyễn tung ra rằng anh em Trịnh Gia, Trịnh Nhạc đang chuẩn bị nổi loạn cướp ngôi chúa Trịnh, Tráng nghi hoặc liền rút quân về bắc, kết thúc cuộc chiến tranh lần thứ nhất giữa Trịnh và Nguyễn.
Lần thứ hai (1633). Năm 1633, nhân có người con thứ 3 của Phúc Nguyên trấn thủ Quảng Nam tranh giành quyền bính trong nội bộ chính quyền Thuận Quảng nên đã bí mật cho người ra Thăng Long xin chúa Trịnh đem quân vào đánh, và thoả thuận khi bắn súng làm hiệu, sẽ nổi lên làm nội ứng cho quân Trịnh. Trịnh Tráng liền tự mình dẫn đại quân thuỷ bộ tiến vào Nhật Lệ và bắn súng làm hiệu nhưng không có nội ứng từ phía quân Nguyễn. Sau một tuần chờ nội ứng không được, quân Nguyễn tung quân xông ra đánh, quân Trịnh thua to phải rút quân về, kết thúc cuộc chiến lần thứ hai.
Lần thứ ba (1643), Trịnh Tráng thấy chúa Nguyễn ráo riết luyện tập quân lính, chuẩn bị lực lượng, có ý đánh họ Trịnh, nên đã tiến quân vào đánh họ Nguyễn ở cửa Nhật Lệ. Quân Trịnh đánh luỹ Trung Hoà (Quảng Bình) không được lại bị bệnh tật, quân lính chết nhiều, buộc Trịnh Tráng phải rút quân về.
Lần thứ tư (1648). Đầu năm 1648, nhân có Tống thị là chị dâu của Phúc Lan gửi thư cho cha là Tống Phúc Thông (mới bỏ theo Trịnh) yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh chúa Nguyễn, sẽ tình nguyện giúp lương thực, Trịnh Tráng bèn cử đại quân do Đô đốc quận công Lê Văn Hiểu tiến vào đánh họ Nguyễn. Quân Trình đánh vào lũy Trường Dục nhiều lần không đưược, lại bị đại quân của chúa Nguyễn do Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy đánh bại, buộc phải rút chạy về Thăng Long. Quân Nguyễn đuổi đánh đến tận Nghệ An mới chịu quay lại.
Lần thứ năm (1655-1660). Đây là lần đánh nhau lâu nhất giữa quân Trịnh và quân Nguyễn và là lần duy nhất trong 7 lần đánh nhau, quân Nguyễn chủ động tấn công trước. Năm 1648, Phúc Lan chết, Phúc Tần lên thay thế, tích cực chuẩn bị lực lượng tấn công ra Bắc sau khi đã đánh bại quân Trịnh lần thứ 4. Năm 1655, có tin báo tướng Trịnh ở bắc Bố Chính thường đem quân qua sông lấn cướp nam Bố Chính, Phúc Tần quyết định cử đại quân do Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật chỉ huy tấn công ra bắc. Quân Nguyễn đánh bại quân Trịnh ở bắc Bố Chính, ở Hoành Sơn, đánh đuổi quân Trịnh đến Nghệ An.
- Quân Nguyễn làm chủ cả vùng bắc Bố Chính và 7 huyện phía nam sông Lam (Kỳ Hoa, Thạnh Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn, Hương Sơn, Thanh Chương). Mãi tới tháng 10 năm 16601, Trịnh Căn vào Nghệ An đốc thúc quân Trịnh đánh quân Nguyễn mới lấy lại được bảy huyện ở vùng nam sông Lam và bắc Bố Chính.
Lần thứ sáu (1661-1662). Cuối năm 1661, Trịnh Tạc thân chinh đem đại binh tiến vào đánh họ Nguyễn. Sau nhiều lần đánh vào nam Bố Chính nhưng không phá được lũy, quân sĩ mệt mỏi, lương hết, nên đến tháng 3-1662, Trịnh Tạc phải rút quân về Bắc.
Lần thứ bảy (1672). Sau trận thua ở nam Bố Chính năm 1662, họ Trịnh bị cuốn hút vào cuộc đánh dẹp họ Mạc ở Cao Bằng, không có thì giờ dòm ngó đến phía nam. Mãi đến giữa năm 1672, Trịnh Tạc mới tự làm tướng chỉ huy đại quân vào đánh họ Nguyễn. Trịnh Căn được cử làm nguyên soái chỉ huy thuỷ quân, Lê Thì Hiếu chỉ huy quân bộ, Trịnh Tạc làm tổng chỉ huy. Quân Trịnh vượt qua sông Gianh. Nguyễn Phúc Hiền cử con trai thứ làm nguyên soái cùng các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Mỹ Đức chia giữ các nơi hiểm yếu. Phúc Hiền thân chinh chỉ huy quân tiếp ứng.
- Quân Trịnh tiến đánh luỹ Trấn Ninh nhiều lần, phá được một phần lũy, nhưng quân Nguyễn do Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy hết sức chống đỡ, nên quân Trịnh không sao vượt qua được, phải lui về đóng quân ở bắc Bố Chính. Cuối năm 1672, trời mưa rét, quân lính bị ốm đau nhiều, Trịnh Căn buộc phải ra lệnh lui quân, để Lê Thì Hiếu ở lại trấn thủ Nghệ An. Từ đó, sông Gianh được coi là biên giới tự nhiên giữa hai miền.
Trong bảy lần đánh nhau, sáu lần quân Trịnh chủ động tấn công đánh quân Nguyễn. Kết cục sau bảy lần giao chiến, không bên nào tiêu diệt được bên đối phương, phải ngừng đánh nhau, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia đôi đất nước. Từ đó sử cũ thường gọi là Đường ngoài và Đường trong.
ình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII In
1. Bước phát triển mới về Kinh tế
- Nông nghiệp:
Trong các thế kỷ XVI-XVII đầu XVIII, đất nước diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến cầm quyền (Mạc - Trịnh, Trịnh - Nguyễn...) và điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vào các thời điểm quyết liệt của cuộc chiến ở những vùng trở thành bãi chiến trường. Trong hoàn cảnh đó, những người trực tiếp sản xuất đã nỗ lực gấp bội để duy trì cuộc sống, xây dựng quê hương, bản quán. Mặc dù nhà nước Lê - Trịnh ở Đường ngoài, chúa Nguyễn ở Đường trong không còn đóng vai trò quan trọng được như thời Lý, Trần, Lê sơ, nhưng nông dân ở cả hai vùng vẫn tiếp nối được truyền thống lao động cần cù, duy trì và trong một mức độ, đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển.
Công cuộc khai hoang lập làng xóm mới, mở rộng thêm diện tích đất đai canh tác tiếp tục được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là vùng đồng bằng, ven biển.
Ở Đường ngoài, hàng chục vạn mẫu đất đai được khai khẩn đưa vào sản xuất.
Ở vùng trung du thuộc các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, công cuộc khẩn hoang cũng được tiến hành mạnh. Nhiều người nuớc ngoài có mặt ở Đường ngoài thời đó đã rất ngợi ca sự trù phú của đất đai. Giáo sĩ Marini trong tập ký sự về Đường ngoài đã để hẳn một chương để mô tả "sự màu mỡ của Vương quốc" này ("Vương quốc xứ Đàng ngoài"). Marini viết: "Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất. Nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bỏ hoang và những người nội trợ giỏi, sau khi thu hoạch mùa màng xong, lập tức lại cày bừa ngay và gieo hạt. Và như vậy mỗi năm họ thường thu được 2, 3 vụ. Ở những nơi nào không trồng lúa được thì họ trồng cây ăn quả và thu hoạch lớn. Cây cối tươi tốt đến nỗi lúc nào cũng chỉ thấy một màu xanh tựa như một khu rừng với một mùa xuân vĩnh viễn".
Marini còn ca ngợi sự giàu có, phong phú của các cây công nghiệp như mía, bông, đay, dâu. Lái buôn Đampiê vào Đường ngoài năm 1688 cũng có nhận xét: "ở đây có nhiều thóc gạo, nhất là ở các vùng đất thấp là chỗ được những con sông tràn ngập làm cho màu mỡ. Hàng năm người ta cấy gặt hái mùa, thu hoạch được rất nhiều".
Đampiê ca ngợi sự trù phú của nghề làm vườn, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng dâu nuôi tằm. Trong Vân đài loại ngữ của nhà sử học nổi tiếng Lê Quý Đôn, tác giả đã viết về sự phong phú của nông nghiệp Đường ngoài bấy giờ như sự phổ biến của cây ngô, cao lương, kê, hàng loạt các loại giống lúa tẻ và nếp (tám giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 loại lúa nếp), hàng loạt loại hoa quả khác như: bảy thứ cam, chín loại chuối, nhiều loại vải, quýt, xoài, v.v.. ông còn viết: "Đất ruộng màu mỡ nghìn dặm, đồng bằng muôn khoảnh, một năm cấy được hai mùa, mỗi mẫu sản xuất trị giá được hơn 200 quan tiền". Kỹ thuật sản xuất được đúc kết trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện bốn khâu: nước, phân, cần, giống.
Tình hình trên cho thấy nền kinh tế nông nghiệp ở Đường ngoài trong các thế kỷ XVI-XVII đầu XVIII vẫn có sự phát triển trên cả hai mặt quảng canh và thâm canh. Đây là một biểu hiện rõ nét về sự ổn định của quan hệ sản xuất phong kiến và sự phát triển của chế độ phong kiến ở Đường ngoài bấy giờ.
Ở Đường trong, những người nông dân, nhất là lực lượng nông dân lưu tán đã tích cực và chủ động đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai dưới những hình thức và quy mô khác nhau (tự động khai phá, khai hoang do các nhà giàu, có thế lực đứng ra chiêu tập, thuê mướn..)
Đối với những dân lưu tán từ Đường ngoài vào vùng Thuận Quảng, chúa Nguyễn khuyến khích họ khẩn hoang lập làng, ruộng đất khai khẩn trở thành công điền chia cho người khai phá và họ nộp tô cho nhà nớc, có một bộ phận được nhà nước chia cho họ làm tư điền, gọi là bản bức tư điền.
Đối với bộ phận ruộng đất khẩn hoang do các nhà giàu có tổ chức khai khẩn, trong đó có một bộ phận là những người cùng quê hương với chúa Nguyễn ở Thanh Hoá theo chúa vào Thuận Quảng, còn đại bộ phận là các địa chủ ở miền Nam Bộ, thì nhà nước cho phép biến thành ruộng đất tư của người chủ đứng ra tổ chức khai hoang. Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn sử dụng các tù binh và những người dân quê ở Nghệ An bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn vào việc khẩn hoang.
Đối với các vùng đất phía nam, ban đầu các chúa Nguyễn dựa vào những người Việt đã sinh sống lâu đời ở đây lập thành xóm làng và tiếp tục công cuộc khẩn hoang. Về sau số người lưu tán từ Thuận Quảng vào ngày càng nhiều, chúa Nguyễn đã cho phép và khuyến khích các quan lại, địa chủ mộ người phiêu tán đi khẩn hoang và làm chủ tất cả ruộng đất khai phá. Với cách khẩn hoang này, chúa Nguyễn đã tạo nên một tầng lớp đại địa chủ rất giàu có ở Đường trong, là cơ sở xã hội vững chắc ủng hộ chính quyền mới.
Các chúa Nguyễn còn sử dụng quân đội vào công việc khai hoang lập đồn điền cho nhà nước.
Nhờ có chủ trương đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai và nhờ vào sức lao động cần cù, bền bỉ của những người dân lao động, trong đó có một bộ phận đông đảo từ Đường ngoài vào, Đường trong đã trở thành một vùng đất trù phú, đất đai canh tác và làng xóm được mở rộng. Theo sử cũ, cho đến giữa thế kỷ XVIII, Thuận Hoá đã có 265.507 mẫu trong số đó có 153.181 mẫu là ruộng đất đã sản xuất từ lâu đời. Như vậy, trong thời kỳ các chúa Nguyễn đã mở rộng thêm được 112.326 mẫu. Năm 1674, tổng số diện tích ruộng đất canh tác từ Quảng Nam vào đến Gia Định là 270.000 mẫu, chưa kể diện tích đất bãi, đất quan đồn điền, quan điền trang của nhà nước.
- Ruộng đất ở Đường trong gồm có hai bộ phận như ở Đường ngoài. Một bộ phận thuộc quyền sở hữu của nhà nước và một bộ phận thuộc quyền sở hữu tư nhân, nhưng cũng có những đặc điểm riêng.
Bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước có hai loại: loại quan đồn điền và quan điền trang và loại ruộng đất công ở các làng xã. Quan đồn điền và quan điền trang do nhà nước trực tiếp quản lý tương tự như loại ruộng quốc khố, ruộng quan ở Đường ngoài. Ở Thuận Hoá, loại ruộng này nhiều hơn ở các nơi khác, tổng số diện tích loại này ở Thuận Hoá có tới 6494 mẫu quan đồn điền và 1524 mẫu quan điền trang trong tổng số 153.181 mẫu ruộng đất của toàn xứ. Họ Nguyễn lấy một phần ruộng đất này ban cấp cho tầng lớp quý tộc và quan lại cao cấp làm ngụ lộc, nhưng chế độ ban cấp ruộng đất ở Đường trong rất nhỏ hẹp do tầng lớp quan lại quý tộc hầu hết đã là những đại địa chủ do chính sách khẩn hoang của các chúa Nguyễn tạo nên. Bổng lộc của quan lại chủ yếu là lấy ở dân. Ruộng đất cấp cho quan lại làm ngụ lộc chỉ từ 10 mẫu (cho đại thần, quý tộc), chưởng cơ chỉ được 5 mẫu, cai cơ 4 mẫu, cai đội 4,5 mẫu, đội trưởng 2 hoặc 3 mẫu. Số điền trang, đồn điền còn lại nhà nước giao cho dân cày và họ nộp tô theo quan hệ phát canh thu tô, hay giao cho tù nhân cày cấy theo quan hệ nông nô. Trong thực tế, bộ phận quan đồn điền, quan điền trang thuộc sở hữu riêng của nhà chúa, thu tô thuế để chi dùng trong nội phủ của gia đình chúa Nguyễn.
Ruộng đất công làng xã cũng thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến. Nhà nước chia cho nông dân cày và họ nộp tô theo định kỳ. Ruộng đất công chia làm ba hạng để quy định suất phải nộp cho nhà nước:
Hạng 1: mỗi mẫu nộp 40 thăng thóc và 8 hợp gạo.
Hạng 2: mỗi mẫu nộp 30 thăng thóc và 6 hợp gạo.
Hạng 3: mỗi mẫu nộp 20 thăng thóc và 4 hợp gạo.
Đặc điểm của tình hình ruộng đất ở Đường trong là ở vùng Thuận Quảng, loại công điền nhiều nhưng càng vào phía nam tỷ lệ càng giảm dần và ở vùng Gia Định, công điền chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Phần lớn bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân. Những người có loại ruộng đất này là địa chủ, quan lại, nông dân tư hữu, chủ yếu là của địa chủ, quan lại. Ở Nam bộ đã hình thành một tầng lớp đại địa chủ rất giàu có, "mỗi nhà có đến 50, 60 điền nô, trâu bò có đến 300 con, cày bừa, trồng cấy, gặt hái không lúc nào rỗi". Các chúa Nguyễn cho phép địa chủ, quan lại được nuôi nô tỳ, hợp pháp hoá việc buôn bán nô tỳ "đem con trai con gái người man ở các đầu nguồn bán cho dân làm nô tỳ. Người da nâu tóc quăn giá tiền 20 quan một người, người da trắng hơn giá 10 quan. Chúng lấy nhau, sinh sôi, khôn lớn, làm ruộng khoẻ nên thóc gạo ở đây rất nhiều’.
Giai cấp địa chủ ở Đường trong chủ yếu cũng phát canh thu tô, bóc lột theo quan hệ địa chủ - tá điền, nhưng ở một số nơi vẫn còn duy trì chế độ nô tỳ, trong khi chế độ nô tỳ ở Đường ngoài đã suy tàn và về căn bản đã bị thủ tiêu.
Do có đất đai màu mỡ, được khai khẩn nhiều, nhất là ở phương nam mà nền kinh tế nông nghiệp ở Đường trong trong các thế kỷ XVI - XVII đầu XVIII khá phát triển.
- Sự phát triển của kinh tế hàng hoá và sự hưng khởi của thành thị.
Những biến diễn và phát triển của nông nghiệp trong các thế kỷ XVI-XVII và đầu thế kỷ XVIII đã có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá bấy giờ ở cả Đường ngoài và Đường trong.
Sự tăng cường buôn bán với các thương nhân nước ngoài và việc tiếp xúc với luồng thương mại tư bản chủ nghĩa phương Tây càng kích thích thêm sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Thủ công nghiệp phát triển thêm một bước, buôn bán phồn vinh, những thành thị hưng khởi, những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có điều kiện nảy sinh. Trong nhân dân, các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến rộng khắp ở nhiều làng xã. Nghề làm gốm được cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật và mỹ thuật, đã xuất hiện các lò gồm lớn nổi tiếng như Chu Đậu, Hợp Lễ (Hải Dương), Bát Tràng nay thuộc Gia Lâm - Hà Nội. Nhiều làng, nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như làng Mỹ Thiện (Quảng Ngãi), Phú Trạch (Thừa Thiên) làm nồi đất nung, dệt chiếu, lụa hoa, làng Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh (Phú Thọ) chuyên sản xuất chum vại, vò, chĩnh, làng Yên Thái (Hà Nội) chuyên làm giấy... Nổi tiếng nhất là nghề dệt vải, lụa. Hầu như các làng xã Đường ngoài đều làm nghề trồng bông dệt vải, chăn tằm dệt lụa. Người nước ngoài đến Đường ngoài vào các thế kỷ XVII-XVIII đều có nhận xét rất giống nhau về sự phát triển của nghề dệt vải, tơ lụa. Tơ trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất. Các chúa Trịnh chuyên bán tơ cho các lái buôn Hà Lan. Năm 1637, số tơ ở Đường ngoài có tới 3000 tạ. Năm 1644, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã mua ở Đường ngoài 645 tạ tơ, năm 1645 mua tăng lên 920 tạ tơ. Có nhiều làng, phường lụa nổi tiếng như La Cả, La Khê, Cương Thôn, An Thái, Nghi Tàm.
Thủ công nghiệp khai mỏ rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều mỏ được khai thác như các mỏ đồng Tụ Long (Hà Giang), Liêm Tuyền (Thái Nguyên), Ngọc Uyển (Hưng Hoá), Hoài Viễn (Lạng Sơn); mỏ bạc ở Tuyên Quang; mỏ vàng ở Kim Mã, Tam Lộng (Thái Nguyên); kẽm ở Thái Nguyên; thiếc ở Cao Bằng. Để kiểm soát việc khai mỏ, chúa Trịnh đặt các chức giám tương trông coi và thường xuyên cử quan lại đến kiểm tra. Năm 1720, chúa Trịnh đặt phép đánh thuế chuyên lợi, quy định khắt khe việc mua bán kim loại. Từ trong công nghiệp khai mỏ bấy giờ đã xuất hiện hiện tượng thuê công nhân theo phương thức bóc lột giữa chủ và người làm thuê, đã có sự phân công lao động trong sản xuất. Ngành công nghiệp khai mỏ bấy giờ mở ra triển vọng trong việc tạo ra những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, ít nhất cũng tạo ra tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam, nhưng cuối cùng do chính sách lầm lẫn của các chúa Trịnh cho rằng việc khai mỏ chẳng có lợi gì, lại phải đào bới nhiều hại đến mạch đất nên nhà chúa đuổi hết thợ mỏ người Trung Quốc về nước, cấm tập trung nhiều thợ trong mỗi mỏ... Do vậy, nghề này đã bị tàn lụi dần.
Thương nghiệp cũng phát triển lên một bước đáng kể, cả nội thương và ngoại thương. Ở các làng hình thành nhiều chợ mới họp theo phiên, xuất hiện một số chợ có quy mô cấp huyện hay phủ nên có tên gọi là chợ huyện, chợ phủ. Theo Phan Huy Chú, ở Đường ngoài có 8 chợ có quy mô lớn, nộp thuế cho nhà nước. Việc buôn bán rất phát đạt, "những bọn hào phú và kẻ tiểu dân lại nhân cơ hội mà phần nhiều đua nhau làm nghề dễ ăn, ít kẻ chuyên vụ nghề nông"..
Cùng thời, sự trao đổi buôn bán với các thương nhân nước ngoài được tăng cường và mở rộng. Bên cạnh các thương nhân Trung Quốc, Gia Va, Xiêm, Nhật Bản còn có thuyền buôn các nước tư bản phương Tây. Tháng 3-1637, tàu Hà Lan Grôn cập bến ở Đường ngoài. Thuyền trưởng là Hác xinh dâng chúa Trịnh hai khẩu đại bác, nhiều đạn dược làm quà xin được buôn bán. Chúa Trịnh nhận lời và cho phép người Hà Lan được tự do buôn bán với Đường ngoài. Năm 1643, tàu Hà Lan mang theo 10 vạn lạng bạc để nộp thuế mới được chúa Trịnh cho tiếp tục buôn bán. Từ đó cho đến năm 1651, hàng năm người Hà Lan đã bỏ 25.000 lạng bạc mua tơ của chúa Trịnh, 10.000 lạng bạc mua tơ của các thế tử và của các đại thần. Tháng 6-1651, Công ty Đông ấn cử đại diện đến Đường ngoài đặt lại quan hệ buôn bán. Năm 1699, thấy việc buôn bán ngày càng ít lợi, giám đốc thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ quyết định đóng cửa. Những năm 1616-1617 người Anh cũng vào buôn bán. Năm 1672, tàu buôn Anh chở thương đoàn Anh đến Đường ngoài xin được buôn bán. Chúa Trịnh đã cho phép người Anh được mở thương điếm ở phố Hiến (Hưng Yên). Năm 1683, người Anh xây thương điếm ở phía bắc Kẻ Chợ (Thăng Long). Hàng hoá thương nhân Anh chở vào là len dạ, hàng xa xỉ, súng đạn, đại bác, v.v., mua tơ lụa và một số sản phẩm khác. Năm 1697, thương điếm Anh đóng cửa ở Đường ngoài và đến năm 1720 thì các thuyền buôn của người Anh chấm dứt hẳn việc buôn bán. Từ năm 1669, Công ty Đông Ấn của người Pháp đến Đường ngoài xin được buôn bán và xin cho được mở thương điếm ở Phố Hiến. Trong chuyến đi này, có nhiều giáo sĩ Pháp khoác áo thương nhân. Năm 1680, tàu buôn Pháp từ Ấn Độ đến Đường ngoài, thuyền trưởng Sáppơ biếu chúa nhiều lễ vật, bán hàng hoá với giá rẻ hơn thương nhân các nước khác nên được nhà chúa đón tiếp niềm nở và được nhà nước tạo nhiều thuận lợi. Năm 1681, người Pháp được mở thương điếm ở Phố Hiến. Từ cuối thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn của Pháp ngừng hoạt động, nhưng các giáo sĩ Pháp thì lại hoạt động mạnh hơn.
Sự phát triển của công thương nghiệp đã làm xuất hiện một số thành thị mới và làm hưng thịnh, phồn vinh các trung tâm kinh tế hàng hoá cũ. Kẻ Chợ và Phố Hiến là hai đô thị nổi tiếng bấy giờ ở Đường ngoài. Kẻ Chợ (hay Kinh Kỳ) là đất Thăng Long nổi tiếng với 36 phố phường. Ngoài các phường, Kẻ Chợ còn có 8 chợ lớn: Cửa Đông, Cửa Nam, Chợ Huyện, Đình Ngang, Bà Đá, Văn Cử, Bác Cử, Đống Mác (ông Nước). Một thương nhân tên là X.Bêrơn mô tả Kẻ Chợ vào năm 1685 như sau: Thành phố Kẻ Chợ có thể so với nhiều thị trấn ở châu Á nhưng lại đông dân hơn. Những ngày mồng một, năm âm lịch là những ngày phiên chợ, nhân dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến, đông đúc vô cùng. Các con đường rộng bấy giờ đều trở nên chật chội đến nỗi chen qua đám đông 100 bước trong khoảng nửa tiếng đồng hồ là một điều sung sướng. Tất cả hàng hoá trong thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng và các chợ đó còn chia ra làm nhiều khu là nơi mà chỉ người trong khu mới được phép mở cửa hàng, chẳng khác gì các hội, nghiệp đoàn trong các thành phố của châu âu. Kẻ Chợ là một thành phố vừa buôn bán vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp, là trung tâm trao đổi hàng hoá ở Đường ngoài và buôn bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.
Phố Hiến cũng là một thành thị sầm uất của Đường ngoài thời bấy giờ. Nhiều thương nhân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đều có mặt và buôn bán ở Phố Hiến.
Ở Đường trong có Hội An là thành phố cảng lớn nhất, từ thế kỷ XVI đã có thương nhân nước ngoài đến buôn bán, ngoài ra còn có Thanh Hà ở tả ngạn Huế.
Về ngoại thương, ở Đường trong cũng có bước phát triển mạnh từ thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Nhiều lái buôn nước ngoài đến buôn bán. Thuyền buôn Trung Quốc thường ra vào Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thuận Hoá). Đầu thế kỷ XVII, các thuyền buôn Trung Quốc thường đến buôn bán ở sông Thu Bồn. Hội An từ một chợ địa phương đã phát triển thành thương cảng nổi tiếng Đường trong. Giáo sĩ Cristôphơ Bôri (Cristoforo Borrỉ) đến Đường trong năm 1618 đã mô tả Hội An "là thành phố rất lớn, mà người ta có thể nói là có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản. Mỗi thành phố có phố xá, quan cai trị riêng". Đến cuối thế kỷ XVII, Hoa kiều ở Hội An chiếm địa vị thương mại quan trọng nhất. Theo Pie Poavơrơ (Pierre Poivre) thì ở Hội An vào năm 1748 có tới 6000 người Hoa đều là những nhà buôn lớn. Người Nhật đến buôn bán ở Đường trong khá sớm. Trong khoảng năm 1604-1616 có tới 42 tàu buôn của Nhật đã đến Đường trong. Cũng đã có thời, người Nhật chiếm được ưu thế thương mại ở Hội An.
Đầu thế kỷ XVI đã có những người Bồ Đào Nha đặt chân đến Hội An. Việc buôn bán giữa các thương nhân Bồ Đào Nha với Đường trong vẫn tiếp tục ở thế kỷ XVII. Cùng thời gian này, thuyền buôn của người Hà Lan, người Anh, Pháp cũng ra vào buôn bán ở đây. Năm 1651, chúa Nguyễn ký hiệp ước thương mại với người Hà Lan, cho phép các tàu buôn Hà Lan được ra vào buôn bán ở các hải cảng, nhưng chẳng được bao lâu, đến năm 1654 thương điếm của Hà Lan ở Hội An đóng cửa. Từ đó thỉnh thoảng tàu buôn Hà Lan mới qua lại Đường trong. Từ năm 1613, tàu buôn của người Anh đã đến Đường trong, cập bến cảng Hội An và đến năm 1695 người Anh đề nghị với chúa Nguyễn cho lập thương điếm, nhưng việc buôn bán của người Anh ở Đường trong nhanh chóng kết thúc do hàng hoá bị ứ đọng, ít lợi nhuận. Năm 1702, bọn thực dân Anh trắng trợn xâm chiếm đảo Côn Lôn, chúng xây pháo đài bảo vệ, nhưng đến cuối năm 1703 nhân dân trên đảo nổi dậy phối hợp với quân đội của chúa Nguyễn đánh đuổi được quân Anh. Cuối thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn của Pháp có ý đồ xâm chiếm đảo Côn Lôn. Năm 1688, người Pháp đã thành lập một cửa hiệu ở đảo này do Vê rê (Vérret) phụ trách, chính Vê rê đã đề nghị với Chính phủ Pháp chiếm lấy đảo. Năm 1748, Công ty Đông Ấn của Pháp cử Đuy mông (Dumont) đến điều tra tình hình Đường trong và đề nghị về Pháp chiếm cù lao Chàm (trước cửa biển Hội An). Các tàu buôn của người Pháp không buôn bán gì mấy, chỉ thường qua lại để điều tra tình hình phục vụ cho âm mưu xâm lược nước ta của Chính phủ Pháp.
Nhìn chung, quan hệ ngoại thương giữa Đường trong với các nước phương Tây cũng giống như ở Đường ngoài, chỉ được phát triển khá mạnh mẽ ở thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, sau đó thuyền buôn các nước thưa thớt dần và chấm dứt hẳn.
2. Tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật
2.1 Các đạo giáo
- Nho giáo
Trong các thế kỷ XVI-XVII-XVIII, Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến bảo vệ, duy trì để làm nền tảng cho các tổ chức chính trị, kinh tế của chính quyền, làm kỷ cương của xã hội. Tuy vậy, Nho giáo thời kỳ này bước vào thời kỳ suy đốn dần, không còn được độc tôn như trước. Thực trạng này được biểu hiện ở lĩnh vực giáo dục, thi cử. Các chính quyền phong kiến vẫn duy trì và mở rộng chế độ giáo dục, thi cử làm p­ương tiện đào tạo quan lại, đáp ứng nhu cầu tổ chức bộ máy ngày một đông đảo, nhưng không còn được nghiêm túc như trước. Lối học từ chương, phù phiếm vẫn duy trì không còn thích hợp. Những nguyên tắc đạo đức và lễ giáo phong kiến chỉ còn là những hình thức suông. Nội dung học tập thi cử nông cạn, khuôn sáo, không còn tính sáng tạo. Nhà sử học Lê Quý Đôn đã thừa nhận "các bậc tiền bối đã soạn thành bài, lời lẽ cổ nhã, bọn hậu sinh đua nhau làm theo, khi vào trường chỉ xén bớt những chỗ quá dài dòng đi mà thôi".
Đó là chưa nói tới một hiện tượng khá phổ biến ở cả Đường trong và Đường ngoài là nhà nước phong kiến đã bán quan tước. Những người không có học nhưng có tiền thì dùng tiền mua chức tước. Trong thi cử, nhiều vụ hối lộ và ăn hối lộ đã diễn ra trắng trợn. Thuyết "chính danh định phận", một nội dung cơ bản của Nho giáo nhằm bảo vệ chế độ đẳng cấp và tôn ty trật tự phong kiến, mất dần phép màu nhiệm. Đạo lý đảo điên. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá và sự tấn công của đồng tiền vào thành trì lễ giáo phong kiến đã làm cho ý thức hệ Nho giáo bị rạn nứt dần. Triết lý "chính danh định phận" của đạo Nho đã phải lùi bước trước nhân sinh quan đồng tiền là trên hết, đè bẹp tất cả.
- Phật giáo
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả hai Đường (ngoài và trong) đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông, Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hương Hải, v.v., (ở Đường ngoài) và các chùa Thiên Mụ, Hoà Vang, Mỹ An, Thuận Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc ân, v.v., (ở Đường trong) đều được sửa chữa hay xây dựng trong thời kỳ này. Đạo Phật lại được xã hội tôn sùng và phổ biến hơn thời Lê sơ.
- Đạo giáo
Đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc đạo, luyện đan khá thịnh hành ở Đường ngoài.Các chúa Trịnh cho trùng tu quán Trấn Võ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng Thánh Trấn Võ cao 3,2m, nặng 6000 cân đồng, sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn Võ ở quán Trấn Võ (thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội) cao ba thước. Một số thân vương, quan lại, quý tộc cũng cúng tiền của giúp việc xây dựng.. Ở Đường trong, chúa Nguyễn Phúc Chu hay tin vào lời nói của các thuật sĩ Nguyễn Hữu Thừa, Đặng Văn Minh.
- Thiên Chúa giáo
Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào nước ta. Đạo Thiên Chúa ra đời từ đầu công nguyên trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ của Đế quốc La Mã, rồi được truyền bá rộng rãi ở các nước châu Âu từ thời phong kiến. Từ thế kỷ XVI, các giáo sĩ theo thuyền buôn phương Tây bắt đầu đến truyền đạo ở nước ta. Đến thời Lê Trang Tông, vào năm 1533, giáo sĩ Pháp đã vào truyền giáo ở vùng ven biển Nam Định (các làng Quần Anh, Ninh Cường, Trà Lũ). Từ thế kỷ XVII trở về sau, các giáo sĩ phương Tây mới đẩy mạnh hoạt động truyền giáo kết hợp với hoạt động điều tra tình hình nước ta, chuẩn bị cho công cuộc xâm lược vũ trang của các nước tư bản phương Tây. Năm 1615, một phái đoàn của Dòng Tên đã đến Đà Nẵng lập một nhà thờ Thiên Chúa giáo, sau đó lại đến Hội An. Trong khoảng từ năm 1615 đến năm 1625, Dòng Tên đã phái đến Đường trong 21 giáo sĩ thầy cả (là người Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, Nhật). Số người theo đạo ở Đường trong đến năm 1639 đã có tới 15.000 người, nhiều nhà thờ giảng đạo được dựng nên ở Đà Nẵng, Hội An, Nước Mặn, Quảng Nam. Từ đó, nhà chúa bắt đầu thi hành chính sách cấm đạo, trục xuất những người truyền giáo ngoại quốc, xử tử một số người theo đạo không chịu bỏ đạo. Kể từ khi các giáo sĩ Dòng Tên thành lập đoàn truyền giáo ở Đường trong (1615) thì hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng, mặc dù nó bị chính quyền cấm đoán.
Sự tiến triển của việc truyền giáo ở Đường trong đã khuyến khích các giáo sĩ Dòng Tên mở rộng hoạt động ra ngoài Bắc. Năm 1627, một phái đoàn truyền giáo ở Đường ngoài được thành lập do giáo sĩ người Pháp Alếchxăng đơ Rốt (Alexandre de Rhodes) cầm đầu. Đến năm 1639, số giáo dân ở Đường ngoài lên tới 250.000 người. Từ năm 1668, khi hội truyền giáo nước ngoài ở Pháp thành lập thì hoạt động của các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam càng ráo riết và nắm bá quyền truyền đạo ở cả hai Đường, không những thế nó còn mở rộng đến các nước quanh vùng.
Sau nhiều năm hoạt động ở Việt Nam, Alếchxăng đơ Rốt nắm khá chắc nội tình Việt Nam, ông ta đã đề nghị Chính phủ Pháp chiếm lấy nước ta. Bởi lẽ "khi đã chiếm được vị trí này thì các thương gia châu Âu đã tìm được một nguồn tài nguyên và lợi nhuận dồi dào". Đề nghị của ông ta được giáo hội Pháp và bọn quý tộc ủng hộ nhưng chưa được thực hiện vì điều kiện của Pháp bấy giờ chưa cho phép xâm lược vũ trang Việt Nam. Sau thế kỷ XVIII, bất chấp chính sách cấm đạo của nhà cầm quyền của hai miền, các giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động, mặc dù đã có không ít giáo sĩ bị cạo trán thích chữ vào mặt (học Hoa lang đạo), bị chém đầu, bị tù đày, bị trục xuất. Thế kỷ XVIII cũng là thời kỳ Chính phủ Pháp đẩy mạnh việc điều tra dò xét tình hình nước ta. Sự truyền bá của đạo Thiên Chúa vào Việt Nam gắn liền với sự bành trướng và xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Hoạt động của giáo sĩ là nhằm chuẩn bị và mở đường cho sự xâm nhập và xâm lợc của các nước phương Tây, đặc biệt của tư bản Pháp. Trong quá trình phát triển của dân tộc ta, tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo ở Việt Nam đã dùng chữ cái latinh để ghi âm tiếng Việt. Từ những lối ghi âm đầu tiên đó, họ dần dần chỉnh lý thành một hệ thống ký hiệu ghi âm để tiện cho việc học tiếng Việt và biên soạn các sách giáo lý bằng tiếng Việt. Cũng từ đó, tiếng Việt được latinh hoá và dẫn đến sự ra đời của tiếng Việt. Năm 1621, hai giáo sĩ Pixia (người Ý) và Bôri (người Bồ Đào Nha) đã cho ra một cuốn sách kinh nghĩa bằng Nam ngữ. Sau đó, hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha (Gaspar de Amaral và Antoine de Barbosa) đã soạn ra quyển tự vị Việt Nam - Bồ Đào Nha và tự vị Bồ Đào Nha - Việt Nam. Alếchxăngđơ Rốt đã dựa vào đấy để soạn ra quyển tự vị Việt Nam - Latinh - Bồ Đào Nha. Và ông cũng là người đầu tiên dùng chữ quốc ngữ để viết sách cho các giáo sĩ đọc. Mãi đến thế kỷ XIX, trải qua một thời gian sử dụng, sửa chữa, chữ quốc ngữ mới có được hình thức như ngày nay.
2.2 Giáo dục, thi cử
Chế độ học tập và thi cử ở Đường ngoài cũng như Đường trong thời Lê - Trịnh, Nguyễn vẫn thực hiện giống như thể lệ đã định từ thời Hồng Đức.
Ở Đường ngoài, theo quy định cứ ba năm mở một kỳ thi, năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Thi gồm có bốn trường (trường đầu tiên phải làm một bài kinh nghĩa; trường nhì làm bài chế, chiếu; trường thứ ba làm một bài thơ, một bài phú; trường thứ tư làm một bài văn sách. Truờng đầu phải làm theo lối văn bát cô). Nội dung đề thi hỏi về Ngũ Kinh, Tứ thư, Tính lý đại toàn, Thiếu vi thông giám đề cương, Ngốc trai tứ đạo, Trường sách Nguyên lưu chí luận. Về sau ở lần thi Đình (tiến sĩ) còn hỏi thêm nội dung hai bộ Chu lễ quảng nghĩa và Đại học diễn nghĩa. Nội dung thi ở kỳ thi Hương và Hội giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ đề thi Hương dễ hơn, ngắn hơn, lối văn quy định giản tiện hơn. Ví như bài phú ở thi Hương thì dùng thể cách Lý Bạch, đối chính song quan, cứ 4 vần bằng, 4 vần trắc xen nhau theo thể chế đời Tống (Trung Quốc), còn ở thi Hội thì phú phải dùng thể luật tám vần có đôi cách cú.
Thời Lê Trung Hưng ở Đường ngoài tổ chức tất cả được 80 khoa thi, tuyển chọn được 858 tiến sĩ. Nếu cộng cả các kỳ thi ở triều Mạc thì có tất cả 102 kỳ thi và lấy đỗ được 1243 tiến sĩ.
Ở Đường trong, chế độ học tập thi cử cũng được đẩy mạnh để phục vụ cho nhu cầu củng cố bộ máy thống trị. Khoa thi đầu tiên của chúa Nguyễn là vào năm 1660 thời Nguyễn Phúc Tần, lấy đỗ 20 người. Năm 1674, cùng với khoa thi chính đồ, hoa văn, mở thêm kỳ thi thám phỏng. Liên tục các năm 1679, 1695 đều mở các kỳ thi. Năm 1768, Nguyễn Phúc Thuần mở khoa thi Hương đầu tiên. Theo lệ thường ở Thuận Quảng, chúa Nguyễn cứ năm năm tổ chức một kỳ thi gọi là "xuân thiên quận thí", cứ chín năm một lần học trò các phủ huyện tập trung về Phú Xuân thi trong ba ngày, ngày thứ nhất làm ba bài văn tứ lục; ngày thứ hai làm một bài thơ, một bài phú; ngày thứ ba làm một bài sách vần. Những người đỗ chia làm ba hạng, hạng nhất là Hương cống được bổ làm tri phủ, tri huyện; hạng nhì là Sinh đồ bổ làm huấn đạo; hạng ba bổ lễ sinh hoặc cho nhiêu học suốt đời. Chúa Nguyễn lại cho thi một bài thơ để định thứ bậc cao cấp để bổ dụng, gọi là thi Đình.
Nhìn chung, thời bấy giờ việc thi cử ở Đường trong không phát triển bằng Đường ngoài và việc thi cử có phần đơn giản và dễ dãi hơn vì nhu cầu xây dựng chính quyền mới cần nhiều người có văn học. Điều dễ thấy là dưới thời các chúa Nguyễn chưa tổ chức một cách chính quy các kỳ thi Hội, thi Đình nào như ở Đường ngoài.
2.3 Văn học, nghệ thuật
Trong thế kỷ XVII-XVIII sự suy đồi của Nho giáo và sự thay đổi của hoàn cảnh đã góp phần làm cho văn học chữ Hán không còn thịnh đạt như thời Lê sơ, trở nên khô khăn cằn cỗi và phù phiếm. Trong lúc đó văn học chữ Nôm, đặc biệt văn học dân gian phát triển rất mạnh, hình thành cả một kho tàng văn học dân gian phong phú. Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử, v.v., được đúc kết dưới dạng ca dao, tục ngữ. Những suy tư của nhân dân lao động về đời sống chính trị, xã hội, về tình yêu nam nữ, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, v.v., được thi vị hoá đã làm phong phú cuộc sống tinh thần của con người, đồng thời thể hiện khát vọng được sống tự do, hoà bình, được giải phóng khỏi bất công xã hội đã là nội dung tư tưởng, tình cảm chủ đạo của dòng văn học bình dân thời bấy giờ.
Văn thơ Nôm phát triển mạnh hơn trước, chiếm một vị trí quan trọng trên văn đàn. Nhiều nhà thơ nôm và truyện Nôm dài xuất hiện. Một nhà thơ Nôm nổi tiếng bấy giờ là Đào Duy Từ với các bài văn Nôm Ngọa Long Cương, Tư dung vãn và một bài thơ Nôm - Hán.
Ngọa Long Cương đã thể hiện bản lĩnh và chí khí của nhiều sĩ phu đương thời muốn đem tài năng giúp đời trị nước. Bên cạnh một số bài thơ Nôm, truyện Nôm có tên tác giả, còn nhiều truyện Nôm dài khuyết danh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như các truyện Vương Tường, Tô công phụng sứ, Bạch viên tôn các, Trê cóc, Trinh thử, v.v.. Sự xuất hiện ngày càng nhiều truyện Nôm dài đánh dấu bước phát triển của nền văn học dân tộc. Các truyện nôm phần nhiều viết theo thể lục bát, cũng có truyện viết theo thể thất ngôn bát cú chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học dân gian. Trong một số truyện, nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ được vận dụng khéo léo, nhuần nhuyễn. Một tác phẩm chữ Nôm có giá trị lớn là Thiên nam ngữ lục gồm có 8000 câu thơ lục bát bằng chữ Nôm và 31 bài thơ chữ Hán có tác dụng giáo dục tinh thần tự cường dân tộc.
Về phương diện nghệ thuật, thời kỳ lịch sử này thể hiện một bước phát triển mới mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức âm nhạc sân khấu đã đi vào đời sống của nhân dân lao động, trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của nhân dân ta. Hàng loạt nhạc cụ như đàn tỳ bà, tranh, nguyệt, thập lục, nhị, sáo, tiêu, phách, trống cơm, đàn bầu, trống da, v.v., nhiều làn điệu quan họ, hát ví, hát chèo, cải lương, hò mái đẩy, hát ả đào, lý ngựa ô, hát giậm, tuồng, múa rối... được sử dụng rộng rãi ở các địa phương. Nét đặc biệt là nếu như chèo thịnh hành ở Đường ngoài thì ở Đường trong tuồng lại phát triển hơn. Nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học, nghệ thuật cho rằng Đào Duy Từ là người đầu tiên khai sinh ra ngành tuồng ở Đường trong. Ông là tác giả của nhiều vở tuồng trong đó có vở Sơn Hậu và các điệu múa Hoa Đăng, Nữ tướng xuất quân. Nhiều công trình kiến trúc điêu khắc như đình, chùa, tượng phật, bia đá, lăng tẩm còn lại ngày nay thể hiện bước phát triển của nghệ thuật thời bấy giờ như chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp, chùa Vạn Phúc (Bắc Ninh), chùa Hương Tích (Hà Tây), chùa Thiên Mụ, Quế Ân, Bảo Quốc (Thừa Thiên - Huê), v.v.. Nổi tiếng về điêu khắc là pho tượng Quan âm nghìn tay nghìn mắt và tượng Tây thiên đông độ Việt Nam lịch đại tổ thờ ở chùa Ninh Phúc, được tạc vào khoảng cuối thế kỷ XVII hết sức tinh vi, thể hiện rõ nét tinh thần và ý nghĩa của bức tượng mà tác giả muốn biểu đạt. Các trượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương, tượng 18 La hán ở chùa Vạn Phúc, chùa Đại Bi (Hà Tây) là những công trình nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng. Đó là những di sản văn hoá, lịch sử quý giá thể hiện sự lao động sáng tạo của nhân dân đương thời. Cũng cần phải thấy rằng qua các công trình điêu khắc thời bấy giờ người ta cũng đã thấy toát lên tính chất dân gian và tính dân tộc hết sức đậm đà phong phú. Trên những phù điêu gỗ của đình và chùa Thổ Hà (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Yên), đình Chu Quyến (Hà Tây), đình Cam Đà (Hà Tây), v.v., đã mô tả khá sinh động những cảnh lao động sản xuất như đi cày, bắt cá, đi săn; những cảnh vui chơi như nhảy múa, đánh vật, bơi chải; cảnh nô đùa giữa nam và nữ; cảnh đánh ghen. Những phù điêu đó chẳng những đưa nghệ thuật điêu khắc lên một trình độ mới mà còn chứng tỏ tính lạc quan, chiến đấu và sáng tạo của nhân dân ta.
Trên lĩnh vực sử học cũng đạt được nhiều thành tựu, để lại cho chúng ta ngày nay nhiều tác phẩm có giá trị. Về chính sử có bộ Đại Việt sử ký toàn thư được hoàn thành và xuất bản vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Bộ này gồm 24 quyển chép từ kỷ Hồng Bàng đến thời Lê Gia Tông (1633-1675). Đây là một công trình lịch sử đồ sộ do nhiều nhà sử học của nước ta qua nhiều đời biên soạn, từ Lê Văn Hưu đời Trần là người khởi đầu biên soạn về lịch sử Việt Nam trong thời gian từ năm 207 trước Công nguyên đến năm 1225, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh thời Lê sơ, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy và nhiều nhà sử học khác thời Lê Trung Hưng thì hoàn thành.
Đại Việt sử ký toàn thư đã thu thập và trình bày một cách có hệ thống theo lối biên niên những tư liệu về lịch sử Việt Nam trong một thời kỳ dài từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XVIII, cung cấp một nguồn tư liệu gốc quan trọng không riêng cho sử học, mà cho hầu hết các ngành khoa học xã hội nghiên cứu về lịch sử, đất nước, xã hội, văn hoá, con người Việt Nam thời cổ đại và trung đại. Nó giữ vai trò như một hệ thống sử liệu gốc cơ bản và xưa nhất của lịch sử dân tộc trong phạm vi thời gian lịch sử được nó ghi chép. Nét nổi bật trong bộ sử đồ sộ này là ở chỗ nó thể hiện rất rõ nét tinh thần dân tộc, ý thức độc lập tự chủ về lãnh thổ, cương vực thống nhất, thể hiện quan điểm đúng đắn về nguồn gốc giống nòi, niềm tự hào chính đáng về quá khứ vẻ vang của dân tộc. Đương nhiên, các bộ sử đương thời không thoát khỏi quan điểm phong kiến, Nho giáo đang thống trị thời bấy giờ.
 Triều đại Tây Sơn và những chính sách cải cách của Quang Trung
Biên niên các sự kiện thời Tây Sơn:
- 1771: Anh em Tây Sơn nổi dậy
- 1776: Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương
- 1777: Nguyễn Huệ tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định
- 1778: Nguyễn Nhạc xưng đế, đặt tên hiệu là Thái Đức
- 1780: Nguyễn Ánh xưng vương tại Gia Định
- 1782: Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi, chạy ra Phú Quốc.
- 1783: Nguyễn Ánh lánh nạn tại Côn Sơn.
- 1785: Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm.
- 1786: Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh
- 1787: Nguyễn Ánh trở về lại Long Xuyên
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- 1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Nguyễn Ánh lấy thành Gia Định
- 1792: Vua Quang Trung mất - 1793: Nguyễn Nhạc mất
- 1799: Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn
- 1801: Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân
1. Sự thiết lập Vương triều Tây Sơn
Tháng 3-1776, Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn Vương, đúc ấn vàng, xây lại thành Đồ Bàn, phong cho Nguyễn Huệ làm Phụ chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu phó. Đầu năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đổi thành Đồ Bàn làm thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn Huệ làm Long nhượng tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Triều đại Tây Sơn chính thức được thành lập, nhưng thực chất vẫn còn là bộ tham mưu tối cao của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1786, sau khi tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế, quản lý khu đất ở giữa, chạy dài từ Quảng Nam vào đến cực nam Trung Bộ ngày nay, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Nghệ An, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, trông coi vùng đất Gia Định. Hoạt động của Nguyễn Lữ ở Gia Định chỉ thu hẹp trong phạm vi là một viên tướng đồn trú ở trong thành và chia quân đóng giữ. một số đồn luỹ, không đề ra và thực hiện được những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội nào tích cực của một chính quyền phong kiến. Thời gian tồn tại của Đông Định Vương chỉ trong vòng hơn một năm (1786-1787). Năm 1787, Nguyễn ánh từ Xiêm đem quân về đánh Long Xuyên. Nguyễn Lữ sợ hãi bỏ Gia Định chạy về Biên Hoà, sau lại chạy về Quy Nhơn và bị bệnh chết. Vùng Gia Định từ tháng 9-1788 lại thuộc về Nguyễn Ánh.
Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc từ sau năm 1786 thỏa mãn với thắng lợi, không còn ý chí quật khởi, ngồi hưởng lạc "chỉ mong giữ lấy một phủ Quy Nhơn, tự giáng mình làm Tây chúa", "ham nhàn vui, cầu yên tạm bợ, không lo đến hậu hoạ". Từ năm 1790 đến 1793, Nguyễn Ánh liên tiếp tấn công ra Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh và vây thành Quy Nhơn (1793). Nguyễn Nhạc bất lực phải nhờ quân cứu viện của chính quyền Quang Toàn (Cảnh Thịnh). Các tướng sĩ của Quang Toàn giải vây Quy Nhơn, đánh bại quân Nguyễn Ánh rồi chiếm luôn cả thành trì. Nguyễn Nhạc uất lên mà chết, chính quyền của Nguyễn Nhạc đến đây kết thúc.
2. Triều đại Quang Trung
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ xưng đế đặt niên hiệu là Quang Trung. Phạm vi quản lý của triều đại Quang Trung trong những năm 1789-1792 bao gồm toàn bộ Bắc Hà vào đến đèo Hải Vân. Trên phạm vi đó, triều đại này đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp cải cách tiến bộ.
- Về kinh tế.
Quang Trung ban "chiếu khuyến nông", lệnh cho dân phiêu tán trở về quê khôi phục ruộng đồng bỏ hoang. Những xã nào chứa chấp kẻ trốn tránh đều bị trừng phạt. Sau một thời hạn mà ruộng công còn bỏ hoang thì phải nộp thuế gấp đôi, ruộng tư thì bị sung công... Do đó, chỉ trong vòng 3 năm sau, nông nghiệp được phục hồi. Năm 1791 "mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
Đối với công thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương trên cơ sở phục hồi và phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, ngay từ những ngày đầu của chính quyền mới, Quang Trung chủ trương phát triển mọi ngành sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, độc lập, tự chủ trong đó có công thương nghiệp.
Chủ trương khuyến khích phát triển công thương nghiệp của Quang Trung được thể hiện ở sắc lệnh "khoan thư" sức dân. Năm 1789, Quang Trung bãi bỏ thuế điền cho nhân dân từ sông Gianh ra Bắc, động viên các tầng lớp nhân dân lao động phấn khởi sản xuất.
Để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá thuận lợi, Quang Trung cho đúc tiền đồng mới (Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo). Đối với nước ngoài, Quang Trung chủ trương mỏ rộng trao đổi buôn bán, đấu tranh nuộc nhà Thanh phải mở cửa biên giới để buôn bán với nước ta như ải Bình Nhi, Thuỷ Khẩu (Cao Bằng), Hoa Sơn (Lạng Sơn), Du Thôn... Đối với thuyền buôn của các nước tư bản phương Tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ tăng cường quan hệ ngoại thương với Việt Nam, nhờ vậy, tình hình thương nghiệp (nội thương và ngoại thương) nước ta thời Quang Trung được phục hưng và phát triển. Mô tả Thăng Long bấy giờ, nhà nho Nguyễn Huy Lượng sống dưới thời Tây Sơn viết: "Lò Thạch khối khói tuôn nghi ngút, thoi oanh nọ ghẹo hai phường dệt gấm, lửa đom đóm nhen năm xã gây lò", và "rập rình cuối bãi đuôi nheo, thuyền thương khách hãy nhen buồm bươm bướm" (Phú Tụng Tây Hồ).
Nền ngoại thương nước ta thời Quang Trung khác hẳn với ngoại thương thời Vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn trước đó. Nó xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, từ yêu cầu đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá. Tư tưởng "thông thương" tiến bộ của Quang Trung đã thể hiện nhãn quan kinh tế rộng mở phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, "mở cửa ải, thông thuơng buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngừng đọng để làm lợi cho dân chúng".
- Về chính trị, quốc phòng.
Sau khi đánh bại 30 vạn quân Thanh xâm lược (1789), Vương triều Quang Trung ra sức xây dựng một chính quyền phong kiến mới tiến bộ với ý thức quản lý đất nước trên một phạm vi rộng lớn dưới một chính quyền trung ương tập trung mạnh. Xuất phát từ nhận thức "Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có một tấc đất, tự nghĩ mình tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa", nên trong công cuộc xây dựng chính quyền mới, Quang Trung rất chú trọng "Cầu hiền tài". Đối với những nho sĩ, trí thức, kể cả quan lại trong chính quyền cũ có tài năng, trí tuệ, có nhiệt tình xây dựng đất nước, Quang Trung đều cố gắng thuyết phục và sử dụng họ vào bộ máy nhà nước mới, đặt họ ở những chức vụ cao tương xứng với tài năng của họ. Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, v.v., là những học giả tiêu biểu trong số nho sĩ này.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền mới và đào tạo quan lại mới, bên cạnh phương thức "tiến cử", "cầu hiền tài" Quang Trung đã ban hành chính sách "khuyến học", mở rộng chế độ học tập, thi cử. Trường học được mở rộng đến các làng xã, cho phép các địa phương sử dụng một số đền chùa không cần thiết làm trường học. Về nội dung, bỏ lối học từ chương khuôn sáo, cải tiến dần theo hướng thiết thực, bắt các nho sinh, sinh đồ ở các triều đại trước phải thi lại. Người nào xếp loại ưu thì mới được công nhận cho đỗ, hạng liệt phải về học lại, còn hạng sinh đồ 8 quan do bỏ tiền ra mua trước đó (thời Lê - Trịnh) đều bị đuổi về chịu lao dịch như dân chúng.
Chủ trương phát triển giáo dục, thi cử để đào tạo nhân tài cho đất nước trong công cuộc phục hưng của chính quyền mới được Quang Trung nói rõ: "Dựng nước lấy học làm đầu, lấy nhân tài làm gốc. Trước đây bốn phương nhiều việc phải phòng bị, việc học không được sửa sang, khoa cử bỏ dần, nhân tài ngày càng thiếu thốn... Trẫm khi vừa mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, lưu tâm, mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài để dùng cho quốc gia". Xuất phát từ nhận thức đó ngay từ năm 1789, Quang Trung đã cho mở khoa thi Hương đầu tiên ở Nghệ An, chọn lấy những người đỗ tú tài hạng ưu cho vào dạy trường quốc học, hạng thứ cho vào dạy ở trường phủ học. Quang Trung chủ trương từng bước đưa khoa cử thành một phương thức đào tạo quan chức cho nhà nước phong kiến mới.
Trên cơ sở tăng cường và củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước tập trung mạnh, chính quyền đã thực hiện được chức năng quan trọng và lớn lao bấy giờ đối với xã hội là tập hợp được các lực lượng tích cực trong toàn đất nước, đẩy lùi được cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, ổn định tình hình chính trị, xã hội, củng cố được nhà nước quân chủ tập quyền, từng bước phục hưng, phát triển văn hoá, giáo dục và kinh tế.
Quang Trung chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốc phòng. Quân đội chia làm 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài ra còn có thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu bật, kiều thanh, thiên cán. Quân đội được biên chế theo đạo, cơ, đội. Nhà nước quy định cứ 3 suất đinh tuyển một lính. Năm 1790, làm sổ hộ tịch để căn cứ vào đó tuyển binh.
Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có súng trường, đại bác, giáo mác, cung, tên. Chiến thuyền cũng nhiều loại, loại lớn chở được cả voi, trang bị từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được từ 500 đến 700 lính.
Với một lực lượng quân đội mạnh, Quang Trung đã trấn áp được các thế lực phong kiến phản động, bảo vệ được chính quyền mới và có cơ sở để thực hiện một chính sách đối ngoại tích cực, kiên quyết bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và nâng cao địa vị của nước ta thời bấy giờ đối với nước ngoài.
- Về văn hoá giáo dục.
Quang Trung lập Sùng Chính Viện chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hoá. Mục đích của Quang Trung là nhằm đưa chữ Nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ Hán. Bên cạnh Nho giáo, Quang Trung vẫn chấp nhận Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Chữ Nôm được đưa vào khoa cử, trong các kỳ thi quan trường phải ra đề thi bằng chữ Nôm, người thi đến kỳ tam trường phải làm thơ, phú bằng văn Nôm. Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta. Những chính sách văn hoá, giáo dục của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền học thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân.
Những cải cách của Quang Trung có nhiều mặt tích cực, thể hiện một tư tưởng tiến bộ nhằm đưa đất nước nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài để vươn lên sánh vai cùng các quốc gia phát triển đương thời, những chính sách cải cách đó đã và sẽ tạo khả năng mở đường, phát triển của đất nước, của dân tộc.
Tuy nhiên, về mặt thực hiện những chính sách cải cách của Quang Trung đã gặp nhiều trở ngại, thời gian thực hiện lại quá ngắn ngủi. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), Quang Trung - Nguyễn Huệ - người anh hùng của dân tộc, đột ngột qua đời giữa lúc những cải cách mới được bắt đầu thực hiện. Triều đại Quang Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện được những cải cách của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu năm 1802.
Triều Tây Sơn (1778-1802) In
1. Thái Đức Hoàng Đế (1778-1793)
Anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ, cháu hậu duệ của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (thế kỷ thứ 10). ông tổ của Tây Sơn ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, khoảng nǎm 1653-1657 bị quân của chúa Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài bắt đem về cho ở ấp Tây Sơn (nay là An Khê, Hoài Nhơn, Bình Định), từ đó đổi thành họ Nguyễn.
Ông Nguyễn Phi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Đồng sinh ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
Gia đình ông Phúc làm nghề buôn trầu cau, cuộc sống cũng khá giả. Anh em Nguyễn Nhạc theo học giáo Hiến. Giáo Hiến vốn là môn khách của Trương Vǎn Hạnh, ngoại hữu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777).
Sau Trương Vǎn Hạnh bị Trương Phúc Loan giết, giáo Hiến sợ phải chạy vào ở ẩn tại Quy Nhơn, mở trường dạy học ở ấp Yên Thái.
Lúc đó quyền thần Trương Phúc Loan tác oai tác quái, lấn lướt nhà chúa, lòng người ai cũng cǎm ghét.
Hằng ngày anh em Tây Sơn được giáo Hiến dạy cả vǎn lẫn võ, đồng htời khích lệ bởi câu sấm:
"Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" Nǎm Tân Mão - 1771, anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu chiến lược: "Lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương". Quân Tây Sơn thường lấy của những nhà giàu rồi phân phát cho dân nghèo, do đó nhân dân các nơi theo về rất đông.
Trải qua 8 nǎm chiến đấu gian khổ, nǎm Mậu Tuất - 1778, quân Tây Sơn đã diệt được chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng dế lập nên Triều đại nhà Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân.
Nǎm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng tôn Dương đều bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Chu.
Nǎm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm cho hai vạn quân thuỷ và 300 chiến thuyền sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan trên đoạn sông Rạch Gầm - Soài Mút (Định Tường).
Nǎm 1786, Hoàng đế Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đem quân ra đánh thành Thuận Hoá của chúa Trịnh vào tháng 5/1786. Trên đà thắng lợi, với khẩu hiệu "phù Lê diệt Trịnh", ngày 25/6 Nguyễn Huệ tiến quân ra cố đô Thǎng Long. Nghe tin Nguyễn Huệ chiếm được thành Thǎng Long, Nguyễn Nhạc sợ không kiềm chế được Nguyễn Huệ, vội thân hành đem quân bản bộ ra Bắc Hà.
Vua Lê Hiển Tông nghe tin, đem trǎm quân ra ngoài cõi đón vua Tây Sơn. Nguyễn Huệ ra tận ngoại ô đón anh và tạ tội tự chuyên của mình.
Về đến kinh đô, Nguyễn Huệ đưa công chúa Ngọc Hân ra chào vua anh. Nguyễn Nhạc khen:
- Chà, em vua Tây Sơn làm rể vua nước Nam "môn đương hộ đối" mối nhân duyên thật đẹp!
Sau khi từ Bắc Hà trở về, tháng 4 nǎm Đinh Mùi - 1787, Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía Nam ra làm ba:
- Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc thuộc về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.
- Đất Gia Định thuộc về Đông Định Vương Nguyễn Lữ.
- Nguyễn Nhạc đóng đô ở Qui Nhơn xưng là Trung ương Hoàng đế.
Nǎm 1793, Nguyễn Nhạc mất, làm vua được 15 nǎm.
2. Hoàng đế Quang Trung (1788-1792)
Hoàng đế Quang Trung tên huý là Nguyễn Huệ (tức Hồ Thơm), sinh nǎm Quý Dậu - 1752. Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm: tóc quǎn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng và tinh anh.
Nguyễn Huệ là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, đã góp nhiều công lao to lớn, đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, được vua Tây Sơn phong cho làm Long nhương Tướng quân và được trao quyền cầm quân đánh đông dẹp bắc, là vị tướng có tài hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, bách chiến bách thắng.
Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê.
Sau khi vua Lê Hiển Tông tiếp kiến Nguyễn Huệ ở điện Vạn Thọ, nhà vua đã phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên suý Dực chính phù vận Uy quốc công. Với sự sắp xếp khéo léo của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông đã gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Tháng 7/1786, một đêm mưa to gió lớn, kinh đô Thǎng Long ngập hàng thước nước, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi.
Công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đǎng quang của Lê Duy Kỳ. Cả triều đình xao xuyến ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nói với Nguyễn Huệ thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua.
Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.
Tháng 4/1788. Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô chạy ra ngoài, Bắc bình vương Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ 2 dẹp loạn. ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích ra đảm đương công việc.
Sau khi đã lập Sùng nhượng công Lê Duy Cận làm Giám quốc, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân.
Cuối nǎm 1788, Lê Chiêu Thống đưa đường cho đội quân xâm lược Mãn Thanh về chiếm đóng kinh đô Thǎng Long.
Đại tư mã Ngô Vǎn Sở đã bàn với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn chờ lệnh.
Nghe tin cấp báo, ngay ngày hôm sau, 25 tháng 11 nǎm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế niên hiệu Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 nǎm Mậu Thân (26/12/1788), đại binh của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày, tuyển thêm hàng vạn trai tráng Nghệ An vào nghĩa quân Tây Sơn, nâng quân số lên 10 vạn, với đội tượng binh 200 voi chiến. Nguyễn Huệ tổ chức 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Những binh sĩ mới tuyển ở Nghệ An, chưa quen chiến trận, chưa qua thao luyện được đặt vào đạo trung quân do chính hoàng đế trực tiếp chỉ huy.
Hoàng đế Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh.
Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung cưỡi voi thúc quân tiến ra Bắc Hà.
Ngày 20 tháng Chạp nǎm Mậu Thân (15/1/1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình.
Trước khi bước vào chiến dịch, vua Quang Trung nói với quan quân rằng:
- Nay ta tới đây thân đốc việc binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào cũng quét sạch giặc Thanh. Song ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp 10 lần, Thanh bị thua tất hổ thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc cho trǎm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa chiến tranh, việc từ lệnh đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm.
Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng chỉ huy, với tài dùng binh táo bạo, thần tốc, ngày 5 tháng Giêng nǎm Kỷ Dậu - 1789, đội quân bách chiến bách thắng của hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, tiến vào giải phóng Thǎng Long.
Sau chiến thắng Đống Đa, Nguyễn Huệ vội trở lại Phú Xuân để lo việc diệt Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Vǎn Sở và Ngô Thì Nhậm.
Theo phương lược ngoại giao đã được Quang Trung vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, nước ta đã bình thường được mối bang giao với nhà Thanh, buộc sứ Thanh phải vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.
Nǎm 1792, sau khi gửi thư đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa bắc quốc và xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây làm đất đóng đô, vua Quang Trung đã sai đô đốc Vũ Vǎn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Càn Long. Vua Càn Long đã chuẩn tấu gả công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng quốc vương nước Nam và tỉnh Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho quốc vương phò mã đóng đô.
Giữa lúc đoàn sứ bộ đang mừng vui vì sắp hoàn thành sứ mệnh được giao, thì nhận tin sét đánh: vua Quang Trung đã từ trần. Mọi việc đều bị gác lại. Vũ Vǎn Dũng đành ôm hận trở về nước.
Một buổi chiều đầu thu nǎm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não. Khi tỉnh dậy, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua đã cǎn dặn Trần Quang Diệu và các quần thần.
- Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử (Nguyễn Quang Toản) tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!
Ngày 29 tháng 7 nǎm Nhâm Tý - 1792 vào khoảng 11 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 nǎm, thọ 41 tuổi. Biết bao dự kiến to lớn của người anh hùng kiệt xuất của dân tộc chưa thực hiện được!
Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi vua cha.
3. Hoàng đế Cảnh Thịnh (1793-1802)
Vua Quang Trung mất, Nguyễn Quang Toản là con trưởng mới 10 tuổi lên ngôi vua nǎm Quý Sửu - 1793, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Quang Toản lên ngôi vua, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm thái sư giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài. Vì Quang Toản còn nhỏ quá, Bùi Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền nên trong ngoài đều oán, đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau.
Bọn cận thần gièm pha rằng Trần Quang Diệu oai quyền quá lớn, mưu đồ cướp ngôi, Quang Toản tin là thật, rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Sau Trần Quang Diệu bị giết.
Nǎm Canh Thân - 1800, Nguyễn Ánh vượt biển ra đánh thành Quy Nhơn, tướng Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng.
Nǎm Tân Dậu - 1801, Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, Quang Toản chống giữ không nổi, Phú Xuân bị chiếm, Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà, đổi niên hiệu là Bảo Hưng.
Ngày 16 tháng 6 nǎm Nhâm Tuất - 1802, Nguyễn Ánh tập trung lực lượng đánh chiếm Thǎng Long. Không chống đỡ nổi, Cảnh Thịnh cùng em là Quang Thuỳ bỏ thành chạy theo hướng Bắc, bị bọn thổ hào đất Kinh Bắc bắt được, đóng cũi đưa về Thǎng Long.
Mùa đông nǎm 1802, Nguyễn Ánh về Phú Xuân cáo tế miếu, trả thù Tây Sơn cực kỳ tàn bạo, Quang Toản cùng toàn gia cũng như một số tướng lĩnh Tây Sơn bị hành hình?.
Quang Toản lên ngôi vua nǎm 1793, đến nǎm 1802 thì bị giết ở tuổi 20, ở ngôi được 9 nǎm. Như vậy triều Tây Sơn kể từ vua Thái Đức đến hết Cảnh Thịnh tồn tại được 24 nǎm (1778-1802).
http://alo0781.com/forum/topic.asp?cat_id=15&FORUM_ID=34&TOPIC_ID=1299&Topic_Title=[Th%E1%BB%9Di+trung+%C4%91%E1%BA%A1i]+-++Vi%E1%BB%87t+Nam+t%E1%BB%AB+th%E1%BA%BF+k%E1%BB%B7+XVI+%C4%91%E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BA%A7u+th%E1%BA%BF+k%E1%BB%B7+XVIII&Forum_Title=+